Mâm cúng Thần Tài Thổ Địa trọn gói.
* Nguồn gốc và ý nghĩa về phong tục cúng ông Thần tài – Thổ địa:
- Thổ địa là vị thần cai quản đất đai, trạch thổ. Gia đình nào sống ở đâu thì ở đó có những vị thổ địa riêng cai quản, trông coi là thần hộ mệnh, phù hộ con người và gia súc trong xóm làng được bình yên.
- Thần tài là vị thần cai quản tiền bạc và của cải, đem đến tài lộc cho mọi người, mọi nhà, trước khi làm một công việc gì đó, mọi người thường cầu Thần Tài phù hộ cho công việc được suôn sẻ, thuận buồm xuôi gió, tài lộc hanh thông.
- Người ta không thờ Thần Tài một mình mà thường thờ chung với Thổ Địa (vị thần cai quản đất đai nhà cửa) giúp con người làm ăn phát đạt. Vào ngày tết, người ta lo trang hoàng nhà cửa, sửa soạn cho ông Thần Tài sạch sẽ, nếu vị thần này đã quá cũ hay bị hư thì sẽ thỉnh vị mới về. Mọi người đều tin rằng năm mới mọi thứ phải ngăn nắp và Thần Tài có sạch sẽ thì mới làm ăn phát tài.
* Thời gian cúng ông Thần tài – Thổ địa:
- Ngày nay, bạn có thể dễ dàng bắt gặp và quan sát thấy bàn thờ Thần Tài được đặt ở hầu hết các hộ gia đình, cửa hàng hoặc tại một công ty nào đó. Việc thờ cúng Thần Tài nhằm cầu cho công việc buôn bán làm ăn và kinh doanh của gia chủ được thuận lợi và diễn ra suôn sẻ quanh năm. Ngày mùng 10 âm lịch hàng tháng được người Việt xem là ngày vía Thần Tài, nổi tiếng nhất là vào ngày mùng 10 tháng Giêng Âm lịch.
- Vào các ngày mùng 10 Âm lịch hàng tháng hoặc các ngày rằm như rằm tháng 7, rằm tháng Chạp, rằm hàng tháng, bạn chỉ cần thay nước mỗi ngày, thay hoa tươi (có thể 1 tuần thay 1 lần) và chuẩn bị lễ vật cúng Thần Tài đơn giản như bánh kẹo , hoa quả tươi, tiền lẻ... Bạn cũng có thể thực hiện cúng lễ Thần Tài và thắp nhang đều đặn vào mỗi sáng khi bạn mở cửa hàng. Với các hộ gia đình và công ty thì có thể chỉ cần thắp hương vào mùng 10 Âm lịch hàng tháng và những ngày mùng 1 đầu tháng, ngày rằm giữa tháng là được.