Phát triển kỹ năng giao tiếp trong cuộc sống của trẻ
Phát triển kỹ năng đối với trẻ hiện nay thì phát triển kỹ...ỹ năng giao tiếp là một trong những kỹ năng cơ bản và khá cấp thiết, rất quan trọng đối với trẻ vì thế mà giáo viên cần phải dạy trẻ biết thể hiện tốt cho bản thân và biết cách để diễn đạt ý tưởng của mình sao cho người khác hiểu được hết ý khi cần thiết phải bất kì làm việc nào đó. Một khi trẻ cảm thấy thật sự thoải mái khi nói về một ý tưởng hay chính kiến của cá nhân về vấn đề nào đó, thì trẻ sẽ trở nên dễ dàng học tập và sẽ sẵn sàng tiếp nhận, và nêu ra được những suy nghĩ mới. Đây cũng sẽ chính là yếu tố cần thiết nhất để giúp trẻ sẵn sàng mọi thứ, phát triển kỹ năng giao tiếp sẽ là điều kiện đi đầu khi trẻ ngày càng phát triển hơn nữa trong tương lai.
Để có thể hình thành được kỹ năng giao tiếp chuẩn mực dành cho trẻ thì đối với một người giáo viên không chỉ là mẹ mà còn là một người bạn đáng tin cậy của trẻ, luôn sẵn sàng giúp trẻ trải lòng của bản thân để mà bộc lộ ra những suy nghĩ hay cảm xúc trong bất cứ hoàn cảnh nào, thông qua đó người giáo viên sẽ có thể dễ dàng điều chỉnh để có những biện pháp giáo dục phát triển kỹ ...kỹ năng giao tiếp sao cho phù hợp với từng lứa tuổi của trẻ.
I. Những biện pháp sẽ giúp trẻ phát triển kỹ năng giao tiếp
1. Điều cần có ở mỗi trẻ là hãy để trẻ có thật nhiều bạn bè
Những người bạn giúp cho trẻ giảm bớt đi cảm giác bất an, hay cô độc và sự nóng nảy của tính cách, điều này sẽ làm cho trẻ có được cảm giác thật sự yên tâm. Cha mẹ hãy tạo điều kiện như mời một số bạn của con, những người mà con thân thiết và quen thuốc đến nhà vui chơi, nhằm giúp cho con học được cách làm chủ nhà. Luôn ở phía sau cổ vũ tình thần cho con cùng tham gia vào các hoạt động bổ ích cùng với bạn bè đồng trang lứa. Điều quan trọng cần phải lưu ý đối với những trẻ có tính cách nhút nhát ta nên để trẻ chơi và tiếp xúc với các trẻ tính cách mạnh bạo cùng nhau. Việc này sẽ giúp được cho các cha mẹ giúp con phát triển kỹ ...kỹ năng cũng như trong việc rèn luyện kỹ năng sống con em.
Đối với các bậc làm cha mẹ thì nên dùng hoạt động hay khuyến khích cho trẻ giao lưu, tinh thần cổ vũ trẻ trong việc giao tiếp với bạn bè, để trẻ cảm nhận được những niềm vui tập thể, trẻ sẽ không còn nhút nhát hay tự ti nữa. Dù là ai cũng vậy, đối với một đứa trẻ dũng cảm thì sẽ luôn dễ dàng đạt được thành công hơn so với những trẻ nhút nhát, thiếu tự tin rất nhiều.
2. Cùng dạy cho trẻ học cách hợp tác với những người xung quanh
Khi một bạn nhỏ thiếu đi tinh thần của hợp tác sẽ không thể nào thích ứng với xã hội và luôn gặp phải những khó khăn trong quá trình phát triển cho sau này. Chính bởi vì vậy, việc chung tay làm việc cùng người khác sẽ là cách rèn luyện cho trẻ phát triển kỹ năng sống rất quan trọng và cũng là bước đệm cho việc phát triển khi trẻ trưởng thành. Cha mẹ cần trau dồi các ý thức và cũng như khả năng hợp tác cho trẻ từ khi còn nhỏ, để trẻ có thể học tập và tiếp thu trong sự hợp tác, luôn dũng cảm trong mọi sự hợp tác và vui vẻ trong sự hợp tác ấy.
3. Thông qua thói quen biết chia sẻ của trẻ để phát triển kỹ năng giao tiếp
Các cha mẹ hãy luôn là tấm gương cho con về những thói quen biết chia sẻ cho những người xung quanh, cũng như người thân sẽ khiến cho con tự rèn luyện được kỹ năng sống thông qua cha mẹ. Khi bạn thấy con của bạn là một đứa trẻ luôn biết chia sẻ những thứ ngon và đẹp, bổ ích cho bạn thì đó sẽ là đứa trẻ được rất nhiều bạn bè yêu quý. Hiện nay, có rất nhiều bạn nhỏ trong các gia đình thường đều được nuông chiều quá độ nên dễ có những biểu hiện của sự độc chiếm, tham lam, ít biết chia sẻ đối với mọi người xung quanh.
Cha mẹ hãy giúp cho trẻ thay đổi những thói quen xấu này. Kịp thời dạy trẻ biết cách chia sẻ, cũng như nhường nhịn, nghĩ cho người khác, có như thế mới có thể chia sẻ được niềm vui, giúp đỡ gia đình, người thân hay bạn bè xung quanh.