Nước hồng sâm ,cao hồng sâm cao hắc sâm .bán buôn lẻ .hàng hàn quốc chất lượng đảm bảo 100%
Bán buôn & lẻ các loại nước hồng sâm ,cao hồng sâm ,nước đông trùng ,cao hắc hồng sâm ,sâm tươi .
MÔ TẢ CHI TIẾT : Thành phần: Dịch chiết hồng sâm đen. Một hộp gồm 30 gói ,mỗi gói 70ml
Công dụng: bồi bổ cơ thể, tăng cường sinh lực, phục hồi khí sắc, bổ máu bổ thần kinh, chông xơ vữa động mạch, chống tiểu đường, tăng sức đề kháng, tăng khả năng sinh lý, chống lão hoá. Điều hoà hoạt động tim, bảo vệ tế bào gan, giúp tái tạo tế bào gan mới, giải độc gan, phòng và chống một số bệnh ung thư.
Cách dùng: Ngày uống 2 lần 1 lần/1 gói
Nhân sâm có tác dụng gia tăng quá trình ức chế và hưng phấn vỏ não, làm phục hồi bình thường khi hai quá trình này bị rối loạn, saponin trong nhân sâm chỉ với một lượng nhỏ, chủ yếu dùng để làm hưng phấn trung khu thần kinh, còn với lượng lớn có tác dụng ức chế. Nhân sâm có tác dụng tăng sức lao động trí óc và chân tay, chống mỏi mệt, làm tăng hiệu suất hoạt động tư duy và thể lực. Nó có thể chống lão hóa, cải thiện chức năng của não ở người lớn tuổi, tăng khả năng tập trung trí tuệ, tăng trí nhớ.
Nhân sâm giúp cơ thể tăng khả năng thích nghi, phòng vệ đối với những kích thích có hại. Nó vừa làm hồi phục huyết áp ở cơ thể choáng do mất máu, vừa có thể làm hạ huyết áp ở người huyết áp cao, chống ACTH làm tuyến thượng thận phì đại, chống corticoid làm teo thượng thận.
Nhân sâm vừa có thể làm hạ đường huyết cao do ăn uống, vừa có thể nâng cao trạng thái đường huyết hạ do insulin gây nên. Nhân sâm tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể, tăng cường khả năng thực bào của hệ tế bào võng nội bì, tăng hiệu suất chuyển hóa của tế bào “lâm ba” và globulin IgM, do đó, nâng cao tính miễn dịch của cơ thể.
Lượng ít dịch nhân sâm làm tăng lực co bóp tim của nhiều loài động vật, nếu nồng độ cao thì giảm lực co bóp tim (trên thực nghiệm). Đối với động vật suy tuần hoàn cấp do mất máu nhiều, nhân sâm làm tăng cường độ và tần số co bóp của tim; đối với suy tim, tác dụng tăng cường tim của thuốc càng rõ.
Nhân sâm còn có tác dụng hưng phấn vỏ tuyến thượng thận. Một nhóm nghiên cứu cho rằng, cơ chế là do thông qua vùng dưới đồi và tuyến yên tiết ra chất ACTH làm tăng cAMP của vỏ tuyến thượng thận. Thân và lá của nhân sâm cũng có tác dụng hưng phấn hệ tuyến yên – vỏ tuyến thượng thận.
Nhân sâm còn có tác dụng kích thích hormon sinh dục nam cũng như nữ.
Saponin nhân sâm làm tăng chuyển hóa lipid, tăng cường sự hợp thành sinh vật học cholesterol và lipoprotein trong gan chuột cống thực nghiệm. Nhưng lúc gây mô hình cholesterol cao trên động vật thì nhân sâm có tác dụng làm hạ. Theo các thí nghiệm, nhân sâm có thể ngăn ngừa sự phát sinh cholesterol cao ở thỏ, vì vậy mà ngăn ngừa được sự hình thành xơ vữa động mạch.
Nhân sâm có khả năng làm giảm tác hại của chất phóng xạ. Saponin trong nhân sâm Rh2 có tác dụng ức chế sự sinh trưởng của tế bào ung thư.
Khi nghiên cứu trên thỏ và chuột cho thấy, nhân sâm có tác dụng bảo vệ gan, gia tăng chức năng giải độc của gan. Nhân sâm còn có tác dụng nâng cao thị lực và làm tăng khả năng thích nghi của thị giác đối với bóng tối.
Độc tính của nhân sâm: nếu tiêm thuốc vào dưới da chuột nhắt thì liều độc cấp LD50 là 16,5 ml/kg. Cho chuột nhắt uống nhân sâm theo liều lượng 100, 250, 500 mg/kg liên tục trong 1 tháng và theo dõi nhiễm độc bán cấp không thấy gì thay đổi khác thường. Một nghiên cứu khoa học đã tiến hành tiêm vào dưới da chuột nhắt 1 ml dung dịch nhân sâm nồng độ 20%, kết quả cho thấy, sau 10 – 12 giờ chuột chết với trạng thái mất sắc, nhưng cho uống thì độc tính rất ít.
Kết quả nghiên cứu dược lý
Sau đây là kết quả nghiên cứu dược lý của nhân sâm theo “Những cây thuốc và vị thuốc quý”.
Tác dụng trên hệ thần kinh: từ xưa tại Trung Quốc, người ta đã biết làm thí nghiệm để kiểm chứng tác dụng làm giảm mệt của nhân sâm, Lý Thời Trân trong sách “Bản thảo cương mục” (thế kỷ 16) có ghi: cho hai người cùng chạy, một người ngậm nhân sâm, một người không, sau khi chạy độ 3 – 5 dặm, người không ngậm nhân sâm thở mạnh, còn người ngậm nhân sâm thở bình thường. Trong các năm 1949 – 1951, tại Nga, GS. Abramova làm thí nghiệm theo phương pháp: cho chuột nhắt lội nước và nhận thấy: nhân sâm có tác dụng làm đỡ mệt. Năm 1947, GS. Lazarev đã nghiên cứu và kết luận, nhân sâm có tác dụng làm hưng phấn thần kinh trung ương, dùng với liều điều trị có thể làm đỡ mệt. Năm 1955, Drake theo phương pháp của GS. Zacuxov đã chứng minh, với liều điều trị của nhân sâm có khả năng rút ngắn thời kỳ phản xạ tiềm phục của thần kinh và làm nhanh chuyển động của thần kinh, nhưng liều cao quá có thể gây hiện tượng quá trấn tĩnh.
Tác dụng trên huyết áp và tim: các nhà nghiên cứu Nga đã nghiên cứu nước sắc và cồn nhân sâm và kết luận, tác dụng của dung dịch nước và dung dịch rượu của nhân sâm như sau: dùng dung dịch 5%, 10% và 20% nhân sâm tiêm vào tĩnh mạch thỏ và mèo thấy tác dụng hạ huyết áp, nồng độ càng cao tác dụng ức chế trên tim càng mạnh, nhưng nếu nồng độ thấp thì co bóp tim mạch và số lần co bóp càng tăng. Do đó, họ đã kết luận, nhân sâm có hai hướng tác dụng trên thần kinh thực vật, liều nhỏ tác dụng như thần kinh giao cảm, liều lớn có tác dụng như thần kinh phế vị.