Du lich Đài Loan : Tour 5 ngày tham quan vòng quanh đảo Đài Loan
Du lich nuoc n... gia retại : Cheap2go xin trân trọng giới thiệu
Lịch trìnhThứ Hai:Đài Bắc → Hồ Nhật Nguyệt → tour xe quanh hồ (Đền Văn Võ, Làng Tehua, Chùa tse-en, Đền Huyền Trang)Khách sạn: Fleur de Chine (hướng ra núi), Sun Moon Lake (5 sao)
Thứ Ba:Hồ Nhật Nguyệt → Tu Viện Phật Giáo Fo Guang Shan (Đền Chính, Đất Phật, Tượng Phật) → Cao Hùng → Cựu Lãnh Sự Quán Anh → Chợ Đêm và Sông Tình YêuKhách sạn: Kaohsiung Hi-Lai (5 sao)
Thứ Tư:Khởi hành đi Kenting → Maobitou → Hải Đăng Oiuanpi → Công Viên Quốc Gia Kenting → Đài ĐôngKhách sạn: Formosan Naruwan và khu nghỉ dưỡng (5 sao)
Thứ Năm:Khởi hành đi Hoa Liên bằng đường cao tốc duyên hải phía đông → thăm cảnh quan của vùng duyên hải phía đông → Hoa Liên (qua đêm)Khách sạn: Hualien Silks Place Taroko (5 sao)
Thứ Sáu:Đón khách từ khách sạn → trạm dừng hẻm núi Taroko → Đền Eternal Spring → hang nhạn → Hầm chín đoạn → Tienhsiang → nhà xưởng đá cẩm thạch → khởi hành đi Đài Bắc qua cao tốc Su Hwa → đến Đài Bắc → trung chuyển đến khách sạn
THỨ HAI – Ngày thứ nhất – ĐÀI BẮC / HỒ NHẬT NGUYỆT
Đón khách tại sảnh khách sạn, đi xe đến Hồ Nhật Nguyệt nằm ở trung tâm Đài Loan ở độ cao 762 so với mực nước biển ở vùng núi miền Trung Đài Loan. Chuyến đi sẽ dừng tham quan Đền Văn Võ (Wenwu Temple) hoặc Đền thờ Chiến binh (Literature Warrior Temple) là nơi thờ phượng Khổng Tử và Kuan Ti, vườn chim công, Đền Thiêng Tăng lữ (Holy Monk Shrine) và Chùa Tse-En. Sauk hi tham quan vòng quanh Hồ Nhật Nguyệt, xe thẳng tiến về khách sạn nhận phòng, thưởng thức các dịch vụ spa và tắm suối nước nóng tại khách sạn. Nghỉ đêm tại Hồ Nhật Nguyệt.Khách sạn: Fleur De Chine, Hồ Nhật Nguyệt – Cảnh hướng núi (5 sao) hoặc tương đương.
THỨ BA – Ngày thứ hai – HỒ NHẬT NGUYỆT/THIỀN VIỆN FOGUANGSHAN/CAO HÙNG
Ăn sáng tại khách sạn, xe chở quý khách đến Thiền viện Phật giáo Fo Guang Shan, nơi tu viện Phật giáo nổi tiếng nhật phía Nam Đài Loan. Du khách sẽ được tìm hiểu về đạo Phật trong suốt chuyến tham quan Thiền viện, và trải nghiệm món ăn chay vào bữa trưa (tự túc chi phí), trò chuyện với một số nhà sư, tăng lữ khi viếng thăm Đền thờ Chính, Vùng đất Phật Tổ, nơi có một tượng Phật khổng lồ. Tiếp sau đó, đoàn di chuyển đến Thành phố Cao Hùng, thành phố lớn thừ hai Đài Loan. Xe đưa quý khách đến tham quan Toàn nhà lãnh sự quán Anh cũ, Sông Tình yêu và Chợ đêm Lio Ho. Nghỉ đêm tại Cao Hùng.Khách sạn: Grand Hi-Lai Hotel, Cao Hùng (5 sao) hoặc tương đương.
THỨ TƯ – Ngày thứ ba – CAO HÙNG/KENTING/ĐÀI ĐÔNG
Ăn sáng. Buổi sáng tham quan Công viên Quốc gia Kenting, tọa lạc ở cực Nam Đài Loan với 37 dặm bờ biển san hô ở ba hướng công viên. Các điểm dừng tham quan bao gồm Hải đăng Oluanpi, khu vực bờ biển Maopitou và tham quan rừng Kenting. Lên xe đi Đài Đông (Taitung) qua Xa lộ Miền Nam. Nghỉ đêm tại Đài Đông.Khách sạn: Naruwan Hotel, Đài Đông (5 sao) hoặc tương đương.
THỨ NĂM– Ngày thứ tư – ĐÀI ĐÔNG/THẮNG CẢNH QUỐC GIA DUYÊN HẢI PHÍA ĐÔNG/HOA LIÊN
Sau bữa sáng, đoàn tham quan Khu Thắng cảnh Quốc gia Duyên hải Phía Đông. Thắng cảnh này được gọi là “vùng đất chưa được khám phá của Đài Loan” có 170 kilomét trải dài đọc theo bờ phía Đông của hòn đảo. Điều kiện thời tiết, sự bào mòn, và bồi đắp đã tạo ra một khu địa hình rộng lớn nơi đây. Chuyến tham quan sẽ có các điểm dừng chân tại Siaoyeliou, Sansientai, Stone Steps, Hang đá Eight Immotars. Chiều tối đoàn nghỉ đêm tại Hoa Liên.Khách sạn: Silks Place Taroko (5 sao) hoặc tương đương.
THỨ SÁU– Ngày thứ năm – HOA LIÊN/HẺM NÚI TAROKO/ĐÀI BẮC
Sau bữa sáng, đoàn tham quan Công viên Quốc gia Taroko trọn ngày. Hẻm núi Taroko là một địa danh tuyệt đẹp do dòng sông Liwu chảy qua cắt sâu vào trong những ngọn núi đá cẩm thạch. Một con đường được xây dựng trên sườn đá đi qua đỉnh rừng và vách núi như những ngọn tháp cao hàng nghìn feet, phía dưới hàng tram feet là con sông gầm thét chảy qua những tảng đá cẩm thạch khổng lồ. Các điểm dừng tham quan bao gồm Suối Hồi Xuân (Eternal Spring Shrine), Hang chim Nhạn (Swallow Grotto), Đường hầm Chín Ngã, Cầu Cẩm thạch, Tiênshiang và nhà máy cẩm thạch. Sau chuyến tham quan, xe đưa qu1y khách trở về Đài Bắc bằng đường Su-Hwa và đường hầm Hsuei-Shan dài 12.9 kilomét. Đến Đài Bắc khoảng 07:00 PM.
Lịch trình chi tiết
Hồ Nhật Nguyệt (Sun Moon Lake) tọa lạc tại trung tâm Đài Loan, có độ cao 748 mét so với mực nước biển, là hồ lớn tự nhiên duy nhất tại Đài Loan. Phần phía nam của Đảo Lalu tạo nên địa thế tựa trăng non, và phần phía bắc tạo nên địa thế tựa mặt trời; do đó được đặt tên là Hồ Nhật Nguyệt.Danh lam thắng cảnhThắng cảnh nổi tiếng nhất quanh Hồ Nhật Nguyệt là Itashao, Đảo Lalu, Đền Huyền Trang (Xuanzang), Chùa Ci-en, và Đền Văn Võ (Wenwu), v.v. Những con đường bìa rừng là nơi tốt để quan sát chim. Có rất nhiều loài chim sống ở độ cao này, như chim Fulvetta Má Xám, Phường Chèo Nhỏ (Grap-throated Minivet), Khướu (Formosan Yuhina), Ác Là Xám (Gray Tree Pie), Gà Gô Tre (Bamboo Patridge), Sơn Ca Trung Quốc (Chinese Bulbul), Cu-rốc Muller's Barbet, Và Sơn Ca Đen (Black Bulbul).Chim Vạc Đêm Black-crowned Night và Cò Trắng (Egretta garzettas), cùng những loài chim khác như bói cá và Mòng Két Cánh Xanh (Green-winged Teal) cũng có thể quan sát thấy ở khu vực trữ nước Dazhuhu, xung quanh các cửa đập. Ngoài chim chóc, đây còn là nơi cư trú của các loài cá, côn trùng, và hoa cỏ dại. Tất cả tạo nên một hệ sinh thái tự nhiên cho Hồ Nhật Nguyệt.Dân tộc Shao là dân tộc lâu đời nhất sống trong vùng Hồ Nhật Nguyệt. Lễ Hội Thu Hoạch, Lễ Hội Gieo Hạt và hội chợ đồ thủ công mỹ nghệ của họ được tổ chức hàng năm, cũng như những bài viết về họ đã giúp bảo tồn nền văn hóa đặc biệt này của vùng Hồ Nhật Nguyệt.
[Đền Văn Võ (Wen Wu Temple)]
Đền Văn Võ (Wenwu Temple) tọa lạc trên sườn núi phía Bắc của Hồ Nhật Nguyệt, được xây dựng năm 1938. Con người thời đó lo lắng nước trong Hồ Nhật Nguyệt có thể nhấn chìm Chùa Longfeng và Ihuatang Shuishotsun, nên đã xây dựng nên Đền Văn Võ, là một ngôi chùa 2 trong 1 (gồm Chùa Longfeng và Ihuatang). Ngôi đền được xây dựng lại vào năm 1969. Cổng đền đối diện với phía Bắc. Người dân thờ phượng Khổng Tử, Quan Công và Thượng Đế Tạo Lập ở hai ngôi chùa trong Đền Văn Võ. Ngôi đền rất phổ biến trong giới học giả.
[Chùa Ci-en – Hồ Nhật Nguyệt]
Chùa Ci-en tọa lạc ở Núi Sha Ba Lan gần Hồ Nhật Nguyệt. Chùa được xây dựng bởi Chiang Kai-Shek để hồi tưởng về người mẹ của ông năm 1971. Việc xây dựng chùa rất khó khăn vì nguyên vật liệu phải vận chuyển qua hồ và lên núi. Chùa Ci-en cao 46 mét và là địa điểm dừng chân nổi tiếng nhất của Hồ Nhật Nguyệt. Xung quanh tòa tháp là khuôn viên cây cảnh tuyệt đẹp cùng những bộ bàn ghế làm bằng đá cho du khách nghỉ chân. Từ Chùa Ci-en có thể phóng tầm nhìn ra Đảo Lalu và Hồ Nhật Nguyệt.Chùa Ci-en là một công trình có kiến trúc bát giác, 3 tầng dưới của chùa được sơn màu trắng, và 9 tầng còn lại được sơn màu đỏ vàng. Du khách có thể chiêm ngưỡng phong cảnh tuyệt đẹp của Hồ Nhật Nguyệt từ Chùa. Lối đi khoảng 700 mét dẫn lên chùa được thiết kế tạo thoải mái cho du khách hành hương.
[Thiền Viện Fo Gunag Shan]
Phía đông bắc của thị trấn Dashu thuộc hạt Cao Hùng bên bờ trái dòng sông Gaoping (Kaoping), là một địa điểm hành hương nổi tiếng cho du khách. Tại nơi đây bạn sẽ thấy được trung tâm Phật Giáo của Nam Đài Loan, được thành lập bởi trụ trì Hsing Yun và các đồng môn của ông. Kiến trúc của các ngôi đền rất đặc trưng, phía đông nam của thiền viện Fo Gunag (Gunag Shan) là một khu vực nổi bật với một tượng Phật Amitaabha bằng vàng cao 120 mét. Sân chính được bao quanh bởi 480 tượng phật đứng, cùng với nước và các dãy núi tạo nên một kỳ quan tuyệt đẹp. Các công trình chính bao gồm bốn đền thờ, được đặt tên Daxiongbao, Dabei , Dazhi và Dashu. Tượng Phật chính ở đây là Thích Ca Mâu Ni, những bức tượng của Amitaabha được đặt hai bên bên trái và phải. Có đến hơn 10,000 tượng Guanyin xung quanh ngôi đền. Các tượng Phật và đèn lồng được bài trí trong 14,800 lỗ hổng trong tường của bốn ngôi đền. Tại đây có 1,000 bức tượng Phật lớn nhỏ.
[Tòa nhà Lãnh sự quán Anh (cũ)]
Lãnh sự quán được xây dựng năm 1865, có trên 100 năm lịch sử. Ngày nay đây là kiến trúc Tây phương cổ nhất vẫn còn được bảo tồn ở Đài Loan, được ếp loại di tích lịch sử cấp 2. Toàn kiến trúc Tây phương được thiết kế bởi một kỹ sư người Anh và được người Trung Quốc xây dựng nên, là tòa nhà cổ có nhiều ý nghĩa nhất của lịch sử Trung Hoa hiện đại với các nét thiết kế trang nhã. Các mái vòm hình bán nguyệt được sắp xếp nhịp nhàng. Mỗi vòng tròn ở các góc nhỏ hơn trong khi cột tường to lớn hơn, tăng cường động lực học. Tòa nhà xây theo phong cách Baroque của thời Phục Hưng. Nó nhấn mạnh các mảng mô hình phong cách và những lan can rỗng được xây dựng bằng loại gạch có chất lượng cực tốt. Vẻ đẹp hài hòa được thể hiện ở từng góc độ. Trong số những kiến trúc Tây phương còn tồn tại ở Đài Loan, thì Tòa lãnh sự quán cổ đại diện cho một hình ảnh tuyệt vời về kỹ thuật và ohong cách tạo nên giá trị của việc nghiên cứu kiến trúc lịch sử cũng như giá trị bảo tồn. Gạch và vôi vữa xây dựng được sử dụng đều theo phương pháp truyền thống của Phúc Kiến và Đài Loan. Một vài chỗ còn chứa đầy đất sét và đất, trong khi giàn gỗ được xây dựng hoàn toàn theo phong cách Tây phương. Tòa nhà có 2 chức năng, vừa là hành chính vừa là nhà ở, phong cách của tòa nhà cũng chính là sự pha trộn giữa 2 chức năng này. Phong cách của tòa nhà là nét pha trộn giữa văn hóa Trung Hoa và văn hóa Tây phương, đó đồng thời cũng là lãnh sự quán chính thức đầu tiên được xây dựng tại Đài Loan. Sự xuất hiện của lãnh sự quán đã mở ra con đường phát triển của kiến trúc Tây phương trong văn hóa Đài Loan.
[Sông Tình Yêu]
Hầu hết các thành phố lớn đều có một dòng sông xinh đẹp chảy ngang qua, điều này đặc biệt đúng với Cao Hùng. Con sông Tình Yêu (Love River) nằm vắt qua thành phố Cao Hùng những lần bình minh và hoàng hôn. Sông Tình Yêu, được biết với tên Dagou thời nhà Thanh, và được đổi tên bởi người Nhật là sông Takao.Dòng sông cũng được gọi là kênh Cao Hùng. Sau sự phục hồi của Đài Loan, bờ sông đã được trang hoàng với những công trình cây xanh và được phát triển thành một khu vực công viên, trang trí các cây cột bằng dây thừng sắt. Khu vực này đã trở thành địa điểm lãng mạn cho những đôi tình nhân hẹn hò, do đó, sông được nổi danh với tên Sông Tình Yêu.
[Chợ đêm Leo Ho]
Bạn sẽ cảm thấy hối tiếc nếu ghé Cao Hùng mà bỏ lỡ chợ đêm Liuhe. Đầu những năm 1950, ngày càng nhiều quầy hàng dựng lên ở Dagangpu của Quận Xinxing, Cao Hùng, cuối cùng hình thành nên chợ đêm nổi tiếng Dagangpu. Chợ đêm được phát triển thành quy mô lớn hơn, với tên Chợ Đêm Liuhe. Chợ đêm không quá xa nếu bạn đi từ ga xe lửa Cao Hùng dọc theo đường Zhongshan, mất khoảng 10 phút rồi rẽ phải vào đường Liuhe. Vào ban ngày, chợ chỉ là một con đường thẳng, nhưng nó trở thành một khu chợ nhộn nhịp vào ban đêm. Có 138 quầy hàng ở chợ đêm Liuhe, hầu hết phục vụ món ăn nhẹ và các trò vui chơi giải trí, các cửa hàng bán quần áo hiếm thấy ở đây. Đặc biệt, có rất nhiều cửa hàng bò beef steak với giá phải chăng hoặc ăn theo phần gia đình. Bạn sẽ thích ngay nếu bạn là một thực khách mong muốn thưởng thức những món ngon, đặc sản, sản và các món nước uống ở đây. Xin nhắc lại, đừng bỏ lỡ cơ hội được nếm món sữa đu đủ và tôm hấp muối ở Cao Hùng.
[Công viên Kenting]
Trung tâm của bán đảo Hengchun là Công viên Quốc gia Kenting, công viên quốc gia nhiệt đới duy nhất của Đài Loan. Được xây dựng năm 1982, Công viên Quốc gia Kenting là một khu vực có diện tích 33,268 hécta môi trường đất và đại dương.Đây là công viên quốc gia có mật độ dân cư đông nhất Đài Loan, bao gồm các khu đất nông nghiệp rộng lớn, cho phép du khách được trải nghiệm về cuộc sống nông thôn đặc trưng của người Đài Loan. Ngoài ra, công viên quốc gia cũng bao gồm các dãy núi, rừng, bãi cỏ, hồ, gò cát, bãi biển, và những rạn san hô, mọi thứ mà bạn mong muốn khi bạn muốn đánh thức con người mình với Mẹ Tự Nhiên.
[Hải đăng Olanpi]
“E-Luan” hay còn gọi là “Hải đăng Olanpi” là phiên âm từ cánh buồm trong ngôn ngữ của bộ tộc Paiwan. Vì nó có một rặng núi hình cánh buồm ở nơi này. “Bi” nghĩa là lồi. Vì đây là vùng đất mũi, nên nó được đặt tên là “E-Luan-Bi”. Cảnh quan nơi đây có vẻ đẹp tự nhiên và hấp dẫn; do đó, công viên E-Luan-Bi đã được thành lập theo địa thế tự nhiên của nó. Công viên E-Luan-Bi bao phủ một diện tích khoảng 59 hecta và tọa lạc ở phần cực nam của Đài Loan. Nó cũng là điểm phân giới giữa Thái Bình Dương và Kênh Bashi. Công viên E-Luan-Bi là một khu vực giải trí cả về tự nhiên và văn hóa, được liệt kê là một trong tám kỳ quan thiên nhiên của Đài Loan. Toàn bộ khu vực E-Luan-Bi là các rặng san hô đang nhô lên. Những rạn san hô khổng lồ ở khắp nơi. Hơn nữa, chúng bị sói mòn bởi gió mạnh và nước biển trong một thời gian dài; có vô số loại đá ở đây, gồm cả Hang đá Fei-Fei, Hang Cổ Đại (Ancient Cave), Thung lung Lặng Yên (Quiet Valley), Đá Porcupine, Đá Qing-Tian, và Đá Kissing, tất cả đều là những cảnh trí san hô nổi tiếng của khu vực này. Chỉ cần nghe tên du khách đã có thể tưởng tượng ra sự khác biệt của các loại đá tại đây. Tản bộ theo những đường mòn trong công viên, bạn sẽ dễ nhận thấy những cây dừa dại, cây Portia, cây hồng gỗ mun Philippine và Paatii mọc khắp nơi trên vách đá. Và, những cây này không đơn độc, luôn luôn có chim chóc và bướm vui đùa cùng chúng. Nhưng con nhộng cây lớn, những con bướm có cánh hình chim, chim ác là và sơn ca Đài Loan cũng sống ở đây. Hệ sinh thái thực vật và động vật trong công viên E-Luan-Bi thật sự ấn tượng.
[Maobitou]
Maobitou tọa lạc ngay mũi đất phía tây nam Đài Loan, ngay tại điểm phân mốc eo biển Đài Loan và kênh Bashi. Do một tảng đá lớn rớt xuống vách đá cạnh biển khiến nó trông như một chú mèo cúi mình trông ra biển, thế nên nó được đặt tên là Maobitou. Toàn bộ khu vực Maobitou là vùng đất xói mòn đặc trưng của bãi san hô đương đầu với gió ngược và sự xói mòn của biển cả. Đây là một nhóm địa hình tuyệt vời với các vách đá, bãi san hô ngầm, khe và hang động biển. Từ lối mòn bên cạnh trung tâm du lịch Maobitou, đứng trên sàn vách đá, bạn sẽ được chiêm ngưỡng bầu trời xanh và biển xanh bất tận. Dù trời và biển cùng một màu xanh, bạn vẫn phân biệt được bên trái là kênh Bashi và bên phải là eo biển Đài Loan – đó là một trải nghiệm tuyệt vời khi đứng tại điểm phân mốc của biển. Từ đây, bạn có thể hướng tầm mắt ra nhiều cảnh quan nổi tiếng và xinh đẹp khác ở Hengshun Peninsula. Từ vùng đất bên trái phía trước là Đồi SanTai, Nan Wan, DaSanMu, XiaiGien, MenMalao, DeGien,Khu vui cơi giải trí Quốc gia Kenting, Vịnh Big Bay, Đồi DaYuan, Xiao Wan, Bãi đá Chuanfan, Khu Bảo tồn Sinh thái HsianGioWan, ShaDao và E-Luan-Bi. Đứng trên sàn quan sát ở Maobitou, du khách có thể nhìn thấy mọi cảnh đẹp trong tầm mắt. Do đó, Maobitou là địa điểm tham quan được ưu đãi đặc biệt. Vì có dòng Kurosho chảy qua biển gần Maobitou, nhiệt độ nước biển nơi đây được duy trì trong khoảng 21 đến 30°C, mức thích hợp cho các sinh vật biển sinh sản. Dưới biển có nhiều loại san hô đá, san hô thân mềm, cá nhiệt đới, rắn biển, sò, ốc, cua và tôm. Mùa đông là mùa sinh sản của rong biển. Ngoài ra, nước biển ấm áp, bạn có thể thấy tảo rau nhiếp, tảo đỏ, tảo đuôi ngựa và những loại tảo khác trong khu vực nước trong gần bờ. Sự đa dạng của sinh vật biển và rạng san hô đã tạo nên một vùng duyên hải vô cùng đặc biệt.
[Khu Vực Cảnh Quan Quốc Gia Về Duyên Hải Phía Đông]
Khu Vực Cảnh Quan Quốc Gia Về Duyên Hải Phía Đông được xem như “vùng đất hoang sơ cuối cùng của Đài Loan”, kéo dài 170 km xuống duyên hải phía đông của đảo từ miệng sông Hoa Liên đến phía bắc Xiaoyeliu (Little Yeliu) ở phía nam. Phía đông bị giới hạn bởi Thái Bình Dương. Phía tây là Dải Núi Duyên Hải (Coastal Mountain Range). Vùng đất nơi đây gồm đá núi lửa, đá cổ từ lòng biển, và đá phiến stes đã được đẩy lên bởi các hoạt động kiến tạo. Thời tiết, xói mòn, và quá trình tích tụ đã tạo nên một vùng đất rộng lớn ngày nay, bao gồm thềm duyên hải, bãi cát và sỏi, dãy đá ngầm ven bờ, đảo gần bờ, mũi đất dọc bờ đá bị xói mòn và hang động. Điều này tạo ra những địa thế khác nhau cho đa dạng động thực vật. Duyên hải phía đông là vùng đất của bộ tộc Amis. Những ngôi làng của dân tộc này chạy dọc ven biển và lễ hội thu hoạch của họ diễn ra vào tháng Bảy và tháng Tám hàng năm cho du khách cơ hội tiếp cận nền văn hóa của dân tộc độc đáo này. Trước khi dân tộc Amis định cư ở đây, có nhiều dân tộc tiền sử đã đến và đi, để lại những di tích lịch sử cổ đại phong phú vẫn được thấy cho đến ngày nay. Trong số những khía cạnh hiện đại hơn của vùng duyên hải này là đền thờ, chùa, và làng chài. Nơi đây là kho tàng giàu có của tự nhiên đã thôi thúc Cục Du Lịch thành lập nên Khu Vực Cảnh Quan Quốc Gia Về Duyên Hải Phía Đông năm 1988, và để kết nối đà phát triển tích cực của nguồn tài nguyên nhàn rỗi nơi đây.
[Hẻm núi Taroko]
Taroko trở thành công viên quốc gia vào năm 1986, bao gồm quận Hoa Liên, Quận Nantou, và Thành phố Đài Đông (Taichung City). Taroko nổi tiếng với các ngọn núi hùng vĩ và các hẻm núi cẩm thạch. Các vách đá và hẻm núi trải dài Sông Liwu. Cách đây 4 triệu năm, đảo Đài Loan được hình thành do sự va chạm địa chất. Sau hàng triệu năm bị gió bào mòn, các dãy núi cẩm thạch dần lộ ra và bị cắt ngang bởi dòng sông Liwu, tạo ra một địa thế ngoạn mục. Chiều cao từ Qingshui đến Đỉnh Nanhu là 2,742 mét. Địa thế đặc biệt này giúp cho nơi đây có điều kiện thuận lợi để phát triển hệ động thực vật.Các thác nước là nét đặc trưng của Công viên Quốc gia Taroko, trong đó những thác nổi tiếng nhất là Thác Baiyang, Thác Yindai, Thác Changchun, Thác Lushui. Hang động Chim nhạn (Yankizhou) và Đường hầm Chín Ngã (Jiuqhdong) là những danh thắng thiên nhiên nổi bật ở Taroko. Các hẻm núi ở đây rất hẹp. Khách tham quan có thể sẽ rất ấn tượng với cảnh đẹp dọc đường đi. Các tổ chim nhạn cheo leo trên vách đá, hót và bay rợp trời. Tượng đài Taroko được thiết kế theo phong cách Trung Hoa và Chùa Changchung cũng là những địa điểm đáng tham quan.
Kết thúc tuor du lich Đai Loan.Ngoài ra chúng tôi còn cung cấp dịch vụ khach san và ve may bay gia re phục vụ nhu cầu của quý khách du lich.