Okuribito 2008 Câu chuyện của người đưa tiễn
Điện ảnh Nhật Bản nổi tiếng với những bộ phim khai thác các chủ đề thường thức, thậm chí nhỏ nhặt, nhưng lại có góc nhìn duy mĩ đầy tính nghệ thuật. Đặc biệt hơn, trong chúng luôn tồn tại một thứ “linh hồn Nhật Bản”, với sự trân trọng những giá trị truyền thống và văn hóa quốc gia. Okuribito là một bộ phim như thế.
Okuribito (danh từ ghép từ “Okuru” và “Hito”, nghĩa là “Người đưa tiễn” ) kể câu chuyện một nhạc công cello mất việc trong dàn nhạc giao hưởng, phải trở về quê nhà sinh sống và kiếm việc làm mới. Tại đây, anh vô tình nhận công việc trở thành nạp quan sư (nokanshi) - những người chuyên chuẩn bị, trang điểm cho người chết trước khi nhập quan. Đối diện với một công việc đặc biệt, anh đã trải qua nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau xung quanh cái chết. Để rồi khi dần nhận ra sự thiêng liêng và cao quí của nghề nghiệp, anh kiên trì làm việc và cống hiến bản thân mình. Chính nghề này đã làm xoay chuyển toàn bộ cuộc sống của anh, khiến anh có cơ hội nhận ra những giá trị tình cảm thiêng liêng nhất.
tham khảo: (Chụp ảnh cho b...bé 2018)
Okuribito là một bộ phim đơn giản, không có cân não, không có kinh dị, thậm chí còn có phần hài hước dù xoay quanh khá nhiều cái chết. Tình tiết quá dễ đoán và tâm trạng nhân vật không quá phức tạp, nhưng trái lại, phim có được độ tinh tế và trữ tình rất đậm chất Nhật Bản. Thấm đượm văn hóa truyền thống Nhật, với đậm nét triết lý phương Đông.
Về nội dung, ba chủ đề chính được khắc họa trong phim là: công việc, gia đình và cái chết. Cả ba xuất hiện đan xen, hòa quyện vào nhau trong cuộc sống của nhân vật chính, Kobayashi Daigo. Chúng đều được đưa ra một cách vô cùng tự nhiên, như những bài học đánh dấu bước ngoặt đời người. Những triết lý trong Okuribito đến với người xem cũng theo những cách rất nhẹ nhàng, giống như một câu chuyện nhỏ cũng có thể dạy cho ta một bài học lớn.
Nghề nghiệp nào cũng xứng đáng được tôn trọng
Trong phim, ban đầu nhân vật chính Daigo là một nhạc công cello chuyên nghiệp. Anh những tưởng đã đạt được ước mơ nghề nghiệp của mình. Tuy nhiên sau khi mất việc, anh không chỉ cảm thấy buồn phiền, mà còn sinh ra một loại cảm giác như được giải thoát.
“Tôi nghĩ đó là bước ngoặt lớn nhất cuộc đời mình, nhưng vì một vài lý do, tôi cảm thấy thanh thản khi bỏ lại chiếc cello để ra đi.
Như thể đột nhiên tôi được phóng thích khỏi bị ràng buộc.
Điều mà tôi đã tin là giấc mơ của cuộc đời mình, hóa ra không thực sự là điều tôi mơ ước”
Bài học này thật ra rất đơn giản, đó là khoảng cách giữa đam mê và một công việc thật sự. Một chi tiết mở đầu khá nhỏ nhặt, nhưng đã đặt ra một vấn đề có ý nghĩa quan trọng với những người trẻ tuổi. Đó là được làm công việc mình mơ ước có thực sự khiến ta hạnh phúc ? Đôi khi bỏ việc lại giúp ta tìm thấy chính mình.
Và rồi duyên nợ đã dẫn Daigo tới một nghề vô cùng đặc thù : Nạp quan sư (Nokanshi). Nói về nghề này, nó bao gồm việc khâm liệm người chết, thanh tẩy và trang điểm thi hài. Sao cho người chết sẽ ra đi trong trạng thái hoàn hảo và xinh đẹp nhất. Ở Nhật Bản, quan niệm truyền thống cho rằng nghề này vô cùng ô uế. Việc động chạm vào thân thể người khác mang theo nhiều thứ xấu xa, và nạp quan sư bị toàn xã hội ghẻ lạnh, khinh thường. Tương tự như việc coi thường người dọn phân hay người quét rác.
Trong Okuribito, sự kì thị này được thể hiện qua cách người bạn cũ nhìn vào Daigo, hay cách người vợ gạt tay anh ra và nói “Dơ dáy!” khi phát hiện ra công việc của chồng. Chỉ một câu thoại của người chú nói với cậu trai đã gây tai nạn cho cháu mình, đã hạ thấp đầy khinh miệt nghề nạp quan như một sự trừng phạt của kẻ tội đồ.
“Cậu có thể chuộc được lỗi lầm không? Cậu có thể làm công việc của anh chàng kia trong nốt phần đời còn lại và chuộc lỗi lầm không?”
Định kiến về nghề này thậm chí còn nặng nề đến độ chính bộ phim Okubito cũng bị nghi ngại và coi thường, xếp chót bảng những bộ phim được mong đợi trước khi ra mắt. Tuy nhiên, thẳng thắn đương đầu với những ghét bỏ ấy, bộ phim vẫn kiên định với ý tưởng khắc họa một nghề nghiệp đầy tính nghệ thuật và xứng đáng được tôn trọng.
Nghề nạp quan sư trong Okubito hiện lên rất chi tiết, chỉn chu và tinh tế. Những hình ảnh nạp quan được khắc họa song song với hành động Daigo chơi cello. Giống như sự khẳng định, nap quan là một nghệ thuật, và nạp quan sư cũng chính là những nghệ sĩ. Từng thao tác công việc đều đẹp mắt, gọn gàng và cẩn thận.
Hơn cả một công việc, nghề nạp quan còn thể hiện tư tưởng Phật giáo và mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc. Họ luôn thể hiện một sự quan tâm, chuyên chú đầy thành kính và tôn trọng với từng người đã khuất. Hình ảnh những nạp quan sư làm việc với cả tâm hồn, lặng yên với sự trang nghiêm trong từng ánh mắt đã lột tả xuất sắc tấm lòng đầy tâm huyết cũng như sự tôn trọng của họ với cả người chết và người còn sống.
chi tiết: (Dịch vụ chụp ả...2h – 4h)