Bật mí cách giảm đau đầu, chóng mặt khi mang thai hiệu quả
99.000
ID tin: 3785057Gửi lúc: 09:32, 01/03Hà Nội
Đã xem: 33
Bình luận: 0
Chóng mặt khi mang thai là tình trạng thường gặp ở bà bầu. Đây có thể là dấu hiệu sinh lý bình thường khi mang bầu nhưng cũng có thể là biểu hiện của bệnh lý nên mẹ bầu không được phép chủ quan. Vậy, đâu là cách giảm tình trạng chóng mặt, đau đầu khi mang thai? Các mẹ cùng tìm hiểu để chăm sóc bầu tốt hơn nhé.
Nguyên nhân gây đau đầu chóng mặt khi mang thai là gì?
- Tùy vào từng giai đoạn mang thai mà nguyên nhân gây ra tình trạng đau đầu chóng mặt khi mang thai có thể khác nhau.
- Chóng mặt ở trong giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ chủ yếu là do nội tiết tố bên trong cơ thể mẹ thay đổi khiến thành mạch máu giãn nở và gây hạ đường huyết, từ đó, mẹ bầu sẽ thường xuyên cảm thấy đau đầu chóng mặt và choáng váng.
- Ngoài ra, khi mẹ bị ốm nghén, không hấp thụ đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cả mẹ và thai nhi thì mẹ bầu sẽ phải đối mặt với tình trạng đau đầu chóng mặt.
- Nếu chóng mặt xảy ra trong thời gian 3 tháng cuối thai kỳ thì nguyên nhân chủ yếu gây ra là do lượng máu trong cơ thể mẹ bầu tăng 30 – 50% để nuôi thai nhi nên khiến huyết áp tăng lên và mẹ sẽ cảm thấy chóng mặt.
- Mẹ bầu chán ăn, bị mất nước
- Mẹ bị đái tháo đường trong thời gian mang thai khiến lượng đường trong máu suy giảm
- Thân nhiệt mẹ bầu tăng lên cao hơn bình thường
- Một vài mẹ bầu gặp tình trạng tiền sản giật
- Những tháng cuối thai kỳ, khi thai nhi đã to, mẹ bầu nằm ngửa thì sẽ gây áp lực lên mạch máu, gây cản trở quá trình lưu thông máu, đồng thời làm nhịp tim tăng, tăng huyết áp giảm và sẽ dẫn đến tình trạng chóng mặt
- Ho, đi tiểu, đi tiêu có thể khiến mẹ bầu bị chóng mặt do những hành động này sẽ khiến mẹ bị hạ huyết áp
- Khi mang thai, mẹ bầu cần nhiều máu hơn để có thể nuôi dưỡng thai nhi. Tuy nhiên, lượng hemoglobin đảm nhiệm vận chuyển oxy đi toàn bộ cơ thể lại không được đáp ứng đủ nhu cầu nên sẽ dẫn đến đau đầu chóng mặt và mệt mỏi.
- Hạn chế đứng quá lâu trong một thời gian dài, và thay vào đó, ngồi nhiều có lợi hơn đối với mẹ bầu
- Khi đang ngồi mà cần đứng lên thì phải đứng từ từ, không nên đứng dậy đột ngột
- Ngồi sẽ tốt hơn so với đứng đứng nhưng mẹ bầu cũng không thể ngồi một chỗ quá lâu, mà thỉnh thoảng hãy đứng dậy và vận động một cách nhẹ nhàng để tăng cường lưu thông máu
- Không nên nằm ngửa trong thời gian 6 tháng cuối thai kỳ, mà thay vào đó hãy nằm nghiêng sang bên trái
- Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng nhằm đảm bảo đầy đủ năng lượng, tránh bị hạ đường huyết vì nó gây ra chóng mặt, choáng váng. Trong khẩu phần ăn mẹ bầu cũng nên hạn chế tinh bột, chất béo, thực phẩm quá mặn hoặc quá ngọt,…
- Uống nhiều nước để đảm bảo cho cơ thể luôn đủ nước, tránh mất nước, và nhất là khi bị nôn ói
- Mẹ bầu nên lựa chọn mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, có khả năng thấm hút mồ hôi tốt và không nên mặc quần áo bó.
- Khi bị chóng mặt kèm theo tình trạng chảy máu âm đạo, mẹ bầu cần nhanh chóng đi khám ngay ở cơ sở y tế uy tín nhằm đảm bảo sức khỏe của thai nhi. Tuyệt đối mẹ bầu không được tự ý mua thuốc uống vì không những không thể cải thiện được tình trạng này mà còn có khả năng gây hại cho cả hai mẹ con.
Các sản phẩm trong tin đăng
Thông tin shop bán