Trí uẩn Quà tặng đặc biệt cho người bạn yêu thương làm từ gỗ tự nhiên
Quà tặng đặc biệt cho người bạn yêu thương
Bộ trí uẩn đôi giá 145.000đ
Bộ trí uẩn đơn vuông giá 95.000đ
Bộ đơn gồm khay gỗ nhỏ mỗi khay đựng 7 miếng ghép gỗ khác nhau
Bộ đôi mỗi người để 1 khay ở bàn làm việc , bàn học, của mình
Cả 2 cùng nhau sáng tạo nên thật nhiều hình tượng khác nhau sáng tạo từ 7 miếng ghép này
Kích thước mỗi khay 13 cm x 13 cm x 1.5 cm
Thách Đố mà Tư Duy Sáng tạo và Kiên trì
Trí Thông minh của con người thật vô hạn
Hãy thử trí thông minh và sáng tạo của mình đến đâu để làm cho chàng hay nàng lác mắt vì khâm phục nhé
Tham khảo Website: www.dochoithongminh.com
Sau đây là các hình gợi ý:
Giống như đi xe đạp chỉ cần xếp được 1 lần là lần sau bạn có thể biểu diễn ngon lành cho chàng hay nàng lác mắt khâm phục !
Hãy cố gắng xem trước đáp án nhé.
Ngõ 126 Hoàng Quốc Việt www.DoChoiThongMinh.vn **** www.DoChoiThongMinh.com Liên hệ 0945802244 để mua. Đồ chơi được vận chuyển miễn phí trong nội thành HN từ 8 h sáng đến 6 h chiều tất cả các ngày trong tuần kể cả ngày nghỉ lễ đơn hàng trên 500.000đ.
www.dochoithongminh.vn
SĐT: 094 580 22 44
Chỉ cần gọi ĐT đặt mua. 0945802244 (do choi thong minh; đồ chơi gỗ ; đồ chơi trẻ em , đồ chơi giáo dục, đồ chơi trí tuệ, đồ chơi an toàn, do choi tre em)
Khi nào nhận được hàng thì thanh toán trực tiếp cho người giao hàng hoặc chuyển khoản
0011002104303 Nguyễn Hồng Quyên (VietCom bank)
Kiểu cắt 7 mảnh phổ biến ở Việt Nam hiện nay đã xuất hiện ở Đức ít ra từ thế kỷ thứ 19, và được bán ở các nơi trên thế giới dưới tên gọi Lucky Puzzle, hay Trí Uẩn
Một câu hỏi “lý thuyết” là, với 7 mảnh của Lucky Puzzle, thì có thể lắp được bao nhiều hình khác nhau ?
Đây là một bài toán tổ hợp, mà lời giải có thể lớn hơn rất nhiều lần so với phần lớn mọi người hình dung. Tôi thử ước lượng: cứ mỗi mảnh, thì có đến hơn 10 cách lắp mảnh tiếp theo (do các lựa chọn chỗ để, hướng để, v.v. khác nhau). Nếu tính một cách thô thiển, là cố định 1 mảnh, rồi lắp dần 6 mảnh còn lại, mỗi mảnh 10 cách, thì là có đến 10^6 = 1 tỷ cách ! Nhưng tất nhiên là có những cách trùng lặp, chia ra vẫn còn được nhiều triệu cách. Không phải cách nào cũng cho ra hình có ý nghĩa. Nhưng cứ 100 hình có 1 hình hơi giống cái gì đó, thì cũng còn được hàng chục hay hàng trăm nghìn hình khác nhau. Bởi vậy mọi người vẫn còn tha hồ cõ chỗ để sáng tạo thêm các hình mới từ 7 mảnh này !
Con số 7 (mảnh) có vẻ là con số lý tưởng. Nếu số mảnh ít quá, thì các hình sẽ trở nên thô thiển hơn nhiều, và các câu đố ghép hình cũng dễ hơn nhiều. Nhưng nếu nhiều hơn 7 nhiều, thì lại thành quá khó, hoặc là thành trò chơi kiểu lego chứ không còn “đánh đố nát óc” nữa.
Ngoài tangram cổ điển và Trí Uẩn/Lucky Star, người ta cũng nghĩ ra nhiều trò chơi ghép hình tương tự, chẳng hạn từ hình quả trứng, hay hình trái tim, v.v.:
Nói đến trò Tangram làm tôi nhớ đến bài toán hình học phẳng sau đây: hãy chứng minh rằngh mọi hình đa giác đều có thể cắt thành một số (hữu hạn) các hình đa giác con rồi ghép lại thành hình vuông cùng diện tích. Có thể phát biểu bài toán cách khác là: 2 hình đa giác bất kỳ có diện tích bằng nhau, thì có thể cắt hình này thành một số mảnh (đa giác) rồi ghép thành hình kia.
Bài toán này, về mặt kiến thức thì học sinh cấp 2 cũng có thể hiểu và làm được, tuy không phải là dễ lắm. Xin mời bạn nào chưa biết thì thử làm.
Một trong những nguyên tắc quan trọng nhất của toán học là biến cái khó thành cái dễ. Để làm bài toán khó, ta có thể tìm cách “băm nhỏ” nó ra thành nhiều khúc, mỗi khúc nhỏ là một bài toán dễ hơn. Theo nguyên tắc này, tôi có thể chuyển bài toán cắt ghép hình thành nhiều bài toán nhỏ (cho các bạn học sinh):
1) Chứng minh rằng mọi hình đa giác cắt được thành cách hình tam giác (quá dễ nhỉ ?)
2) Chứng minh rằng mọi hình tam giác cắt ghép được thành một hình chữ nhật (cũng không khó)
3) Chứng minh rằng một hình chữ nhật bất kỳ có thể cắt ghép lại được thành 1 hình chữ nhật mà có 1 cạnh có độ dài cho trước (cái bài này thì hơi khó hơn)
4) tổng hợp 1),2),3) để cho ra lời giải bài cắt ghép thành hình vuông.
Cách giải phía trên chỉ cho biết là hình vuông có thể được cắt ghép thành hình đa giác bất kỳ khác, nhưng không cho biết là cần ít nhất bao nhiêu mảnh. Câu hỏi “cần bao nhiêu mảnh” thật là khó. Các bạn thử nghĩ xem:
1) Hình vuông cắt ghép thành hình tam giác đều thì cần ít nhất mấy mảnh ?
2) Hình vuông cắt ghép thành hình lục giác đều thì cần ít nhất mấy mảnh ?
3) Hình vuông cắt ghép thành hình ngũ giác đều thì cần ít nhất mấy mảnh ?
Trong quyển sách “Udivitelnyi Kvadrat” (tiếng Nga, có nghĩa: hình vuông kỳ diệu) của hai tác giả Kordemskii và Rusalev (sách cho học sinh phổ thông, xuất bản ở Nga năm 1952) có cho biết là hình vuông có thể cắt thành 5 mảnh rồi ghép lại thành lục giác đều, hay cắt thành 7 mảnh rồi ghép lại thành ngũ giác đều.
Làm 2 chiều chán rồi thì ta ghép hình 3 chiều. Nhưng trong 3 chiều có nhiều chuyện kỳ lạ, chỉ có trong 3 chiều mà không có trong 2 chiều:
1) Không thể cắt hình lập phương thành các mảnh da diện rồi ghép lại thành hình tứ diện đều. Đây từng là một bài toán rất khó và nổi tiếng, cho đến khi người ta tìm ra lời giải của nó. Lời giải thì lại đơn giản đến mức đáng ngạc nhiên !
2) Nếu như ta không phải cắt thành đa diện, mà chỉ chia thành một số hữu hạn các tập con tùy ý rồi ghép lại, thì có 1 định lý còn đáng ngạc nhiên hơn nữa, là định lý Banach-Tarski: có thể chia 1 quả cầu (trong không gian R3) thành một số hữu hạn các tập con rồi ghép lại để được 2 quả cầu có kích thước giống hệt quả cầu ban đầu ! Tức là có thể nhân đôi thể tích quả cầu bằng cách “phù phép” này. Sau khi biết định lý (hay còn gọi là nghịch lý) Banach-Tarski, chúng ta thấy chuyện nồi cơm của Thạch Sanh ăn mãi không hết thật là dễ hiểu