Đường phổi Quảng Ngãi thơm ngon chất lượng 100% giá hợp lý
Điều kiện giao hàng:
- Giao hàng tận nơi, phí ship 10-20-30K/lần tùy theo địa điểm nội thành Hà Nội.
- Giao hàng các tỉnh theo dịch vụ vận chuyển Tín Thành, Hợp Nhất, VNPT, khách hàng trả phí trực tiếp cho bên vận chuyển.
Liên hệ mua hàng:
ĐT: 0914 018 177
ĐC: 4A2, ngõ 7, Kim Mã Thượng, Ba Đình, Hà Nội.
Giới thiệu:
Tên gọi đường phổi xuất phát từ hình dạng thỏi đường tựa như lá phổi. Đường phổi màu trắng vàng, mịn xốp, sạch sẽ ưa nhìn. Đường phổi là đặc sản riêng của Quảng Ngãi. Từ những năm cuối thế kỷ XIX sang những thập kỷ đầu thế kỷ XX, đường phổi được chuyển xuống Thu Xà xuất sang Pháp, Trung Hoa, Hồng Kông... Thương nhân người Hoa mua đường phổi từ Việt Nam chuyển sang các cơ sở tái chế đường ở Hồng Kông để tẩy trắng lại bằng chất hóa học, rồi mang đi bán khắp nơi và gọi là đường Hương Cảng. Chính nhu cầu xuất cảng và tiêu thụ về đường phổi mạnh đã đem lại sự phồn vinh và sầm uất cho các làng nghề làm đường phổi Ba La, Vạn Tượng vào thời đó.
Người làm nghề đầu tiên ở vùng Vạn Tượng, Ba La là ông Nguyễn Đăng Nhứt. Ông theo học nghề ở làng An Nhơn, tổng Bình Châu, nay là xã Tịnh An, huyện Sơn Tịnh. Những năm cuối thế kỷ XIX sang đầu thế kỷ XX, nghề làm đường phổi chuyển qua làng Vạn Tượng, Ba La và phát triển hưng thịnh ở đây. Nghề làm đường phổi mang tính gia truyền và chỉ những nghệ nhân giàu kinh nghiệm mới làm được những thỏi đường ngon. Sau năm 1975, do khó tiếp cận thị trường, những người làm đường phổi chuyển lên làng nghề ở làng Chánh Lộ (thị xã Quảng Ngãi). Hiện nay, ở làng Ba La, Vạn Tượng không tìm thấy những cơ sở chuyên sản xuất loại đường này nữa.
Nguyên liệu dùng cho sản xuất đường phổi là đường bạch (ngày xưa) và đường kết tinh (ngày nay), ngoài ra còn kèm theo các nguyên liệu phụ gia như: trứng gà nhằm mục đích tẩy tạp chất làm cho đường tăng chất lượng thơm ngon, vôi làm tăng sự kết tủa của đường.
Các dụng cụ dùng để nấu đường phổi, bao gồm một chảo nấu và một chảo đường để đông đặc. Một lò nấu đường phổi thường có từ hai chảo trở lên nhằm tránh tình trạng đường sít cháy. Ngoài ra còn có các dụng cụ khác như gáo để múc đường, hớt để vớt bọt đường, vá để đánh đường cho đông đặc, dao để xén đường thành lát.
Đường phổi được chế biến theo quy trình sản xuất như sau: người thợ đổ đường bạch hoặc đường kết tinh vào chảo, đồng thời đổ nước vào rồi đun sôi để hòa tan đường. Khi đường đã sôi và hòa tan, người thợ cho vào đó một lượng vôi tương ứng, sau đó tiếp tục cho vào chảo một lượng trứng gà thích hợp. Đường tiếp tục sôi, người thợ vớt các bọt tạp chất nổi lên cho đến khi nước đường trong thì mới ngừng đun lửa. Tiếp theo dùng gáo múc nước đường cho vào thùng chứa để nấu dần, đồng thời trong thùng chứa đường tiếp tục lắng cặn. Từ thùng chứa, người thợ chuyển nước đường vào chảo khác và nấu đến độ chín đông đặc. Sau đó đưa chảo đường ra ngoài và dùng vá đánh quay đều trong chảo. Một lát sau, bọt đường hạ, đường kết tụ đông đặc, người thợ dùng dao xắn từng lát, đưa vào túi PE đóng gói.
Các cơ sở chế biến đường phổi đều ở dạng thủ công riêng lẻ, bao bì giản đơn, giữ bí quyết sản xuất, đang dần có sự liên kết sản xuất, trao đổi kinh nghiệm để mở rộng thị trường, nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã, bao bì.