Giới Thiệu Về Chè Thái Nguyên
Chè thái nguyên tự lâu đã có mặt lâu đời trong lễ nghi và văn hóa xã hội cũng như nghề trồng trọt và chế biến chè thái nguyên đã chở thành truyền thống
Thái Nguyên là một tỉnh vùng núi trung du phía bắc Việt Nam với khí hậu nhiệt đới gió mùa thổ nhưỡng được hình thành trong quá trình phong hóa đá mắc ma, đá biến chất và trần tích tạo nên lớp đất núi vô cùng thích hợp với trồng cây chè thái nguyên
Thái Nguyên là tỉnh có diện tích trồng chè đứng thứ 2 cả nước sau Lâm Đồng, từ lâu Thái Nguyên đã nổi tiếng với vùng chè tân cương thuộc xã tân cương nằm ở phía tây tỉnh thái nguyên .Những năm gần đây cây chè thái nguyên đã phát triển và có mặt ở khắp các huyện thị trong tỉnh
Các vùng trồng chè thái nguyên đặc sản, cao cấp như Chè Tân Cương thuộc Xã Tân Cương,Minh Lập, Trại Cài, La Bằng,Phúc Thuận đã xây dựng được thương hiệu nổi tiếng .Hiện nay tỉnh Thái Nguyên có hơn 109 000 Ha đất nông nghiệp , riêng diện tích trồng chè thái nguyên là 19 000 Ha và đang không ngừng ra tăng . Các hộ dân, các doanh nghiệp ngày càng đầu tư nâng cao năng suất, chất lượng , cải tạo các giống chè thái nguyên cũ bằng các giống mới như Kim Tuyên,Phúc Vân Tiên , mời các chuyên gia nước ngoài về tỉnh hướng dẫn cách trồng, kỹ thuật trồng , chăm sóc và thu hái chè thái nguyên
Song song với công việc đó là việc đầu tư chế biến chè thái nguyên bằng thiết bị , công nghệ hiện đại như dây truyền sản xuất chè của Nhật Bản để đầu tư sản xuất , xuất khẩu chè thái nguyên sang Nhật ,hay dây truyền sản xuất trà xanh túi lọc để xuất khẩu sang Châu Âu
Ngoài ra tỉnh còn đầu tư đào tạo đội ngũ, xây dựng mô hình sản xuất chè tuân thủ tiêu chuẩn chè sạch VietGap, tiêu chuẩn UTZ công bố chất lượng sản phẩm để xuất khẩu đi các nước trên thế giới. Với giá bán trên thị trường rơi vào tầm 150 000 vnđ/1kg cho tới 3 800 000 vnđ/1kg với chè đinh tân cương.
Hiện nay tỉnh đi theo 2 mô hình chính đó chính là mô hình kinh doanh chè thái nguyên hộ gia đình, hợp tác xã và mô hình doanh nghiệp xây dựng quy mô, đầu tư máy móc tiêu chuẩn để hoạt động xuất khẩu . Cả 2 phương pháp đều phổ biến, tỉnh khuyến khách các doanh nghiệp có tiềm lực và đầu tư sản xuất chè thái nguyên chất lượng xuất khẩu, và hạn chế xuất khẩu thô.
Khó khăn cho các doanh nghiệp hiện nay diện tích trồng chè thái nguyên nguyên liệu vẫn là diện tích trồng chè, vì diện tích đất trồng chè vẫn nằm trong các hộ dân làm việc quản lý chất lượng vô cùng khó khăn.Nên phần lớn các doanh nghiệp tại tỉnh vẫn thường làm là liên kết với các hộ dân bao tiêu , tiêu thụ sản phẩm
Mục tiêu tỉnh đề ra cho đến hết năm 2016 là ổn định năng suất 12 tấn / 1Ha , 100% chè trồng đạt tiêu chuẩn chè sạch Vietgap, Tỉnh Thái Nguyên đã hỗ trợ xây dựng mô hình tiến bộ kỹ thuật, hỗ trợ 100% giống chè thái nguyên , xây dựng dự án quy hoạch vùng nguyên liệu chè , tạo nên chất lượng sản phẩm , quy chuẩn chất lượng tạo nên thương hiệu chè thái nguyên nói riêng và chè việt nam nói riêng trên trường quốc tế.