Bột sắn dây Kinh Môn Hải Dương.
![](http://enbaccdn.com/a50d0b3d/thumb/30_30/i:up_new/2013/05/25/avatar/745534/20130525102600_img_1124/botsandaykinhmon.jpg)
TỔNG QUAN VỀ CÂY SẮN DÂY
Sắn dây có nhiều công dụng, tốt cho sức khỏe, là thức uống khá phổ biến. Để người tiêu dùng hiểu hơn về giá trị của cây sắn dây, dưới đây xin giới thiệu khái quát về cây sắn dây nói chung và sắn dây Kinh Môn nói riêng. TỔNG QUAN VỀSẮN DÂY SẮN DÂY (PHẤN CÁT)
Tên gọi khác : Phấn cát căn, cát căn, cam cát, hoàng cát căn.
Tên khoa học: Pueraria pseudo – hirsute Tang et Wang.
Họ: Đậu (Leguminosae) Đặc tính thực vật & Lịch sử Là một loại cây dây leo, rễ(củ) to dài, sống nhiều năm. Thân có thể dài trên 10m. Cả cây có lông thô màu nâu vàng. Củ (rễ) to, nhiều bột. Lá mọc cách, có cuống dài, lá kép ba, cuống lá đơn đầu khá dài, phiến lá hình tròn có cạnh ở gốc lá, có khi nứt thành ba chẽ sóng, dài độ 20 cm, rộng 7 – 22 cm, đầu lá nhọn, gần cuống hình tròn, hai mặt đều có lông mềm, ngắn màu trắng, mặt sau mọc dày hơn, phần lá hai bên nhỏ hơn, hình bầu dục dẹt hay hình bầu dục củ ấu dẹt, dài 7 – 18 cm, rộng 5 – 13 cm, có lúc chẻ nông hình sóng 1 – 3. Hoa mọc chùm, mọc ở nách lá, cuống chùm hoa có lông nhung màu trắng vàng; hoa mọc dày; bao hoa hẹp thường rụng sớm, bao hoa đơn hình kim phình giữa; tràng hoa hình bướm, màu tím lam hay màu tím, dài 17 – 20 cm; đài có 5 cánh, cánh đài hình kim phình giữa, bên trên hai chiếc mọc chụm, bên dưới một hình dài; cánh cờgần như hình tròn hay hình tròn đứng, đuôi hơi lõm, có hai tai ngắn; cánh hình bầu dục hẹp; ngắn hơn cánh cờ, thông thường chỉ một bên có tai; có 10 nhị đực; vòi hoa cong, bầu nhỏ. Quả bé hình dài, dẹt, dài độ 7 – 10 cm, ngang 7 – 10 mm, đuôi quả nhọn, có mọc lông cứng dài màu nâu vàng dày đậm. Hạt hình trứng dẹt, vỏ màu nâu tươi, nhẵn bóng láng. Thời kỳ cây có hoa từt háng 4 – 8, thời kỳ cây có quả từ tháng 8 – 10. Loài Pueraria trong gia đình Đậu có khoảng 20 giống được cho là phát xuất từ Trung Hoa. Sắn dây hoang mọc tại những vùng núi râm mát và đồng quê dọc theo đường lộ, rừng thưa tại khắp Trung Hoa. Phần lớn bột sắn dây được dùng cho nhu cầu địa phương, riêng Hồ Nam, Quảng Châu và Tứ Xuyên cung cấp nhiều thành phẩm dùng cho thương mại và xuất cảng. Từ năm 1910 đến 1953, sắn dây phát triển rất mạnh tại miền Nam Hoa Kỳ (BộCanh Nông Hoa Kỳ đã xem sắn dây nhưmột cây lương thực mới). Từ năm 1933, sắn dây được trồng để chống lại sự xói mòn đất; nhờ khí hậu ấm và ẩm ướt, sắn dây đã bao phủ đến 7 triệu acres (1 acre = 0,4 ha) tại những bang Alabama, Mississippi, Georgia và Carolina…Sắn dây cũng mọc khá nhiều tại Triều Tiên, Nhật.
Tại Trung Hoa, rễ Sắn dây được thu hoạch trong khoảng thời gian từ tháng 10 đến tháng 4 năm kế tiếp (đây là lúc chất nhựa nuôi cây nhiều nhất trong rễ). Rễ củ được luộc chín để ăn như khoai, vừa bổ dưỡng vừa có tác dụng trị bệnh. Rễ cát căn thể hiện hình viên trụ không đều, vỏ ngoài màu tím nâu hoặc đỏ nâu có vết nhăn dọc thành, thường phiến dầy hay mỏng hình khối vuông, màu xám trắng, hoặc màu vàng trắng có nhiều chất xơ rất dễ tước ra thành dạng sợi, phần nhiều là màu trắng. Dùng sắc màu trắng phấn mịn là thứ tốt. Xơ nhiều, bột ít là loại thực phẩm. Sau khi được đào lên, rễ củ được rửa sạch, cạo bỏl ớp vỏ bên ngoài và cắt lát chéo dày từ 0,6 - 1 cm hoặc những khoanh tròn dài từ10 – 15cm, phơi sấy khô ta có vị Cát căn. Rễ củ rửa sạch, giã nát, ngâm nước, khuấy đảo và thay nước mỗi ngày, lọc lấy tinh bột, phơi khô, ta có vị Cát phấn hay bột Sắn dây. Bã và các phần còn lại của củ sau khi loại tinh bột được gọi là Càn cát. Thành phần hóa học của Sắn dây
Cát căn hay rễ củ Sắn dây chứa:
- Flavonoid: daidzein, daidzin, puerarin, puerarin-7-xylosid, genistein, formonetin, puerarol, kakkonein.
- Tinh bột (10 - 15%) có D-mannitol.
- Acid hữu cơ: succinic acid, arachidic acid.
- Các chất: miroestrol, allantoin, acetylcholin.
Hoa Sắn dây chứa:
- Tinh dầu bay hơi có ethyl acetat, isoamyl alcohol, octyl alcohol, lanalool, eugenol...
- Acid hữu cơ: benzoic acid, propionic acid, isovaleric acid, capronic acid; p-coumaric acid.
- Irisolidon.
- Flavonoid: genistein, daidzein, quercetin...
Trong dây và lá khô có chứa các chất protein 16,3%; lipid 1,8%; glucid 31,1%; cellulose 31,3%; các acid amin (asparaginic,glutamic, adenin, prolin, leucin…).