Kỹ thuật luyện hơi thở yếu tố bất cứ ai học nhạc cũng không thể bỏ qua
Hơi thở là một vấn đề quan trọng. Chúng ta còn cần phải tiếp tục trau dồi, nghiên cứu, tìm hiểu, luyện tập nhiều hơn nữa. Qua đó mỗi người dần dần tìm ra cho mình một cách vận dụng hơi thở phù hợp nhất, đạt hiệu quả nhất. Thường xuyên tập thể dục và hít thở sâu là một cách luyện tập hơi thở tốt.
Bài 2:Vị trí âm thanh và hơi thở là hai yếu tố hỗ trợ nhau để phát ra âm thanh có chất lượng. Nên không thể tách rời từng hoạt động riêng rẽ.
Bài 3:Hơi thở còn giúp thể hiện những cảm xúc tinh tế trong diễn tấu. Chẳng hạn như để biểu hiện một sự xúc động đột ngột, sự ngạc nhiên, thán phục, sự dồn dập của cao trào âm nhạc …
Kỹ thuật luyện hơi thở
Bài 4: Các kiểu hít thở trong ca hát:- Cách thở ngực: Luồng không khí hít vào chứa đầy phần trên của phổi. Làm lồng ngực phía trên căng ra, nâng lên. Còn cơ hoành thì ổn định. Hầu như không hoạt động, như đã nói ở trên. Mỗi kiểu thở đáp ứng yêu cầu của một loại âm thanh. Yêu cầu của tác phẩm và phần nào còn phụ thuộc vào đặc điểm sinh lý cơ thể của từng ca sĩ.
- Thở ngực kết hợp với thở bụng: Với kiểu thở này, khi hít hơi, luồn hơi vào sâu hơn. Làm căng phần ngực dưới, cơ hoành cũng tham gia hoạt động. Kiểu thở này phát huy được toàn bộ lồng ngực, giống kiểu thở ngực dưới và bụng.
- Thở ngực dưới và bụng: Khi hít hơi vào, phần ngực dưới căng ra, các xương sườn cụt giương lên, bụng cũng hơi phình ra một chút ở phía dưới và cả hai bên sườn. Cơ hoành ở đây cũng tham gia một cách tích cực, tạo điều kiện tốt cho việc nén hơi thở. Ta thường nói đó là một điểm tựa cho một cột hơi đầy đặn, liên tục. Với kiểu thở đó cho phép các ca sĩ hát được những nốt cao của giọng, từ những nốt chuyển giọng ở cuối âm khu “mở” trở lên cho đến hết âm khu cao của giọng là những nốt phải hát âm thanh “đóng”
Kỹ thuật luyện hơi thở
Bài 5:Không nên lấy hơi hoàn toàn qua miệng, trừ những trường hợp cao trào, phải cướp hơi, hoặc những trường hợp hát khi các vần mở mà phải hát nhanh, nhịp nhàng.
Bài 6:Không nên hít hơi quá nhiều, làm căng thẳng các cơ bụng, sườn, ngực … tác hại đến việc phát thanh. Cần tập lấy hơi theo mức dài ngắn, mạnh nhẹ của câu nhạc.
Bài 7:Không nên để hết hơi hoàn toàn mới lấy hơi khác, như vậy âm thanh cuối câu dễ bị đuối đi, có thể làm đỏ mặt, đỏ cổ …
Bài 8:Không nên nhô vai lên khi hít hơi vì sẽ ảnh hưởng đến các cơ hô hấp, lấy hơi không sâu được.
Bài 9:Không nên phình bụng ra trước khi lấy hơi : Chính không khí đi vào sâu trong phổi đồng thời với việc hạ hoành cách mô làm phình bụng ra. Nếu phình bụng trước sẽ làm cho cơ thể bị căng cứng, ảnh hưởng xấu đến việc phát âm.
Bài 10:Không nên đẩy hơi quá mạnh khi hát các dấu cao, đành rằng có tốn nhiều hơi hơn hát dấu trầm (vì thanh đới không khép kín hoàn toàn khi hát dấu cao), nhưng nếu quá mạnh, sẽ làm thanh đới quá căng, ảnh hưởng tới âm sắc.
Bài 11:Không nên phí phạm hơi thở, phải biết điều chế hơi thở sao cho phù hợp với tính cách của từng câu, để âm thanh vẫn âm vang đầy đặn từ đầu đến cuối câu. Điều chế hơi thở nhờ hoành cách mô nâng lên dần dần và mềm mại với sự hỗ trợ của các cơ bụng, còn lồng ngực vẫn căng tạo thành một cột hơi phía trên luôn luôn liên tục, đầy đặn.
Tham khảo khóa học thanh nhạc tại Trung tâm nghệ thuật Adam Piano tại đây.
Contact: Trung tâm Nghệ thuật ADAM Mrs.Hong Nhung: 0917 622 622
Địa chỉ : Adam 1: số 56 Trần Quang Diệu- Đống Đa- Hà Nội Tel: 0243.699.3333
Adam 2: Số 50M2 - Ngõ 112 Trung Kính - KĐTM Yên Hòa - Cầu Giấy - Hà Nội Tel: 0243.911.3333
Adam 3: A18 Ngõ 12 Láng Hạ - Ba Đình -Hà Nội Tel: 024 3.328.2222
Website:https://dayhocnhac.vn