Sở hữu van tim Hà Nội

125.000.000.000
ID tin: 3054869Gửi lúc: 10:50, 07/08Hà Nội
Đã xem: 85 Bình luận: 0
Lưu tin
chidat

Góc Cảo Quáng:

 

*Sở hữu Van Tim Hà Nội
*Phố Cổ - Hàng Ngang

    “Hà Nội ba sáu phố phường
     Ai mà nhớ hết là siêu vô thường

    Hà Nội có phố Hàng Ngang
    Kinh doanh khách sạn hạng sang vô cùng

    Người này mua để dưỡng già
    Người vương lưu luyến tóc mềm phố Đông”

Đêm qua nằm mơ phố… Sau khi đã choén đẫy một nồi lẩu baba và bốn chân rang muối…, quá mệt mỏi vì phải hốc cấp tập, tôi ôm bụng ngủ thiếp đi lúc nào không biết và chìm vào cõi mộng…

Trong cơn sang mể, thấy mình rảo bước đến bên Hồ Hoàn Kiếm, đặt đít xuống chiếc ghế sắt ven bờ ngồi khóc thút thít vì đợt này chưa bán buôn được vụ nhà cửa nào thì bỗng từ đâu một làn gió mát lạnh thổi ngang qua đi kèm với mùi xú uế của đám chủ hay dắt chó đái ỉa bậy tôi không thèm tả đến thì từ xa xa bóng dáng cụ Rùa gác chân lên thành hồ hay háy mắt hiện lên ho khụ khụ nhìn tôi bảo rằng:

“Số mày năm nay thể nào cũng liếm được một mảnh dọc ngang đất này”

Nói đoạn miệng cụ ngậm kiếm bay về trời mất dạng…

Sáng dậy bừng tỉnh, tính search Google xem nằm mơ gặp rùa thì oánh con lô, con đề nào cho trúng nhưng nghĩ bụng lại thôi vì ăn cờ, ăn bạc tiền nó cũng chẳng hay ho gì. Chỉ có điều tôi cứ băn khoăn, nhúc nhắc mãi chuyện trong giấc mơ cụ bảo liếm được mảnh dọc ngang đất này thì quả là hư ảo vô diệu.

Đang ngẩn ngơ như chó xem tát ao ngồi chờ chực bãi nôn thì từ xa thằng em mấy mùa cứt lợn không gặp tự nhiên lon ton chạy đến hớt hơ hớt hải quát thẳng vào mặt:

“Anh ưi, em có ông chú thân nhờ bán:

 

*Đất phố cổ có sổ đỏ 160m2 mặt đường Hàng Ngang
*Ngang chừng 5met - Dài tầm 32
*Cộng thêm bên hông mảnh nhỏ : 32 -21m2 là hai.
*125 tỉ người ta thu về
*Mua về sẽ tiện kinh doanh 
*Cho thuê, khách sạn vẹn mười đôi bên.


Loanh quanh thế nào em lại nhớ ngay ra thằng chuyên cò bất động sản như anh nên chạy đến báo tin xem mình có đớp được vụ này hay không?”

Đang ú ớ, lơ mơ bỗng sực choàng tỉnh nhớ lời cụ Rùa trong giấc mơ hôm qua, nhận được lời như cởi tấm lòng, vuốt nhẹ cổ áo phán câu xanh rờn:

“Việc này ý trời đã định chú không phải lo, để anh post lên trên mạng…
Thần may mắn sẽ nhòm ngó chúng ta…”

Vì vậy quý bà, cô bác, anh chị mong muốn sở hữu van tim của Hà Nội, một bước đến Hồ, mũi ngửi khí lành và không gian xanh mướt tại phố Cổ thì:

 

+160met vuông sổ đỏ

+Mặt đường phố Hàng Ngang là vị trí rất xứng tầm và đáng để chọn mua.
+Hotline: 0936385155

 

Hết phần quảng cáo…quý vị đừng rời màn hình, hãy tiếp tục theo dõi câu chuyện tản mạn về phố Cổ:

Trước đây và ngay cả bây giờ người ở quê, các tỉnh lẻ thường kéo nhau lên phố cổ để mưu sinh như bán xôi, bán hoa và bán tất cả những gì làm ra được…Tuy nhiên phố Cổ Hà Nội bên ngoài cổ kính - Chẳng thơm cũng thể hoa nhài…Dẫu không thanh lịch là người Tràng An, đi nhẹ nói khẽ cười duyên thanh tao các thứ nhưng phải đi sâu thẳm vào bên trong lòng phố Cổ mới nhận thấy hết được nhiều thứ chưa hẳn như bên ngoài…

Đầu tiên là chuyện xếp lượt “sịnh vê”, “tăm đí”:

Nếu bắt gặp thướt tha xuống phố nhẹ như lướt nhưng khi về qua ô cửa nhỏ cái nét thanh tao ấy tuyệt nhiên sẽ tụt mất hẳn khi tụt quần ngồi cái bệ xí xổm gá hai cục gạch bên dưới là màu ố đen nhị vàng với vị thời gian thum thủm. Xui cho cặp mông nào nếu hôm ấy té re mứt rớt không thể đánh đu với lỗ đít là bắn tung loe tóe ngay vào quần mà gặp phải thể loại răn rắn… canh không chuẩn sẽ bắn ôi giời ơi là tít mù…

Chỗ đi tắm kỳ cọ nọ kia bé bằng cái hạt le… bếp núc thường phải bày đồ hàng ra khoanh khoảnh sân chung giống lũ trẻ con hay làm trước kia vậy…

Ngõ phố chỉ một người đi lọt, vào nhà khó mà đứng thẳng người, nhiều gia đình còn không dám mời bạn bè về chơi vì chật chội và quá bừa bộn. Có chuyện, dạo nọ một gia đình nhiều thế hệ sinh sống trong cùng ngôi nhà thì đôi “chộng vờ” mới cưới loay hay, hậm hực khổ sở mãi chuyện chim chuột. Mẹ chồng hiểu chuyện dặn là khi nào ngứa thì lôi nhau ra nhà nghỉ nhưng lâu lâu vỡ kế hoạch, đành ra chợ mua vội tấm rèm nho nhỏ ngăn cách căn buồng… Những lúc trời đất dung hòa, vạn vật sinh động đực, bản ngã con người đâm ra choén nhau thì cũng là lúc chiếc rèm mấp máy đung đưa theo nhịp … người trong nhà đành vờ ngủ chỉ biết tặc lưỡi bịt tai mong cho qua nhanh lứa đôi hành sự …

Cơ bản những thứ vảng vất ở phố Cổ mà người ngoài chưa hiểu nỗi thống khổ sẽ thoang thoảng hình dung rõ hơn, giờ quay lại những nét bản sắc phố phường:
-Phía Bắc là phố Hàng Đậu
-Phía Tây là phố Phùng Hưng
-Phía Nam là các phố Hàng Bông, Hàng Gai, Cầu Gỗ và Hàng Thùng
-Phía Đông đường Trần Quang Khải và đường Trần Nhật Duật.

Phố cổ Hà Nội thuộc địa bàn quận Hoàn Kiếm tổng diện tích khoảng 100 ha, có 76 tuyến phố thuộc 10 phường: phường Hàng Đào, Hàng Bạc, Hàng Buồm, Hàng Bồ, Hàng Bông, Hàng Gai, Hàng Mã, Đồng Xuân, Cửa Đông, Lý Thái Tổ:

+Hàng Bông lấy theo tên đoạn phố chính hàng bông đệm vốn có nhiều nhà làm nghề bật bông, bán mền bông, chăn đệm.

+Phố Hàng Mã ngày xưa chuyên buôn bán đồ vàng mã để thờ cúng, bao gồm tiền giấy âm phủ, vàng giấy âm phủ, sau mở rộng thêm các tượng giấy hình các quan, hình nhà cửa... để cúng bái. Ngày nay phố Hàng Mã tập trung nhộn nhịp vào các dịp lễ, tết Trung Thu , Nguyên Đán với các mặt hàng phong phú về đồ chơi. Ngoài ra, tại đây cũng là nơi bán đồ trang trí phông màn cho đám cưới với các hình cắt làm từ nguyên liệu giấy màu hay bọt xốp nhiều màu sắc.

+Phố Mã Mây, nguyên bao gồm hai phố xưa: phố Hàng Mã và phố Hàng Mây. Đoạn phố Hàng Mây nằm giáp phố Hàng Buồm, trên bờ sông Nhị, nơi tập trung thuyền bè miền ngược chở các mặt hàng lâm sản như song, mây, tre, nứa...

+Phố Hàng Bạc do ông Lưu Xuân Tín được nhà vua cho phép mở lò đúc bạc thành nén cho triều đình, kéo người trong họ hàng và người làng Trâu Khê (hay Châu Khê, xã Thúc Kháng, huyện Bình Giang - Hải Dương) ra đây mở phường đúc bạc, thành lập trường đúc ở số nhà 58 Hàng Bạc.
+Phố Hàng Đào là nơi buôn tơ, bán vải vóc (chữ vải điều chỉ màu đỏ được đọc chệch thành chữ đào).

+Phố Hàng Lược nối từ phố Hàng Cót đến phố Chả Cá, vốn là nơi có nhiều nhà buôn bán lược: lược gỗ, lược sừng và sau này là lược nhựa.

+Phố Hàng Chai không phải là nơi sản xuất, buôn bán chai lọ, là một đoạn ngõ nhỏ nối phố Hàng Rươi và Hàng Cót.

+Phố Hàng Gà chạy từ phố Hàng Điếu đến phố Hàng Cót, vốn là nơi tập trung các cửa hàng bán đồ gia cầm: gà, vịt, ngan, ngỗng, bồ câu, gà tây...

+Phố Hàng Chĩnh được người Pháp gọi là Rue des Vases (phố hàng Vại Chậu), vốn thông ra bờ sông, là bến đậu các thuyền chở vại, chậu bằng sành của làng Phù Lãng, nồi đất, chum vại, tiểu sành từ Hương Canh, bằng gốm từ Thổ Hà.

+Phố Hàng Đồng và phố Bát Sứ thời thuộc Pháp có tên chung là Rue des Tasses (phố Hàng Chén). Đoạn Hàng Đồng và Hàng Mã trước thuộc thôn Yên Phú, có nghề gốc bán đồ đồng như mâm, nồi, đỉnh, lư hương, lọ hoa, hạc thờ...

Trong đó một số tuyến phố vẫn giữ được sản phẩm truyền thống như phố Hàng Mã, Hàng Tre, Hàng Thiếc, Thuốc Bắc... Ngoài ra một số phố tuy không giữ nghề truyền thống, nhưng cũng tập trung chuyên bán một loại hàng hóa như phố Hàng Quạt bán đồ thờ, Hàng Buồm bán bánh kẹo, phố Mã Mây chuyên dịch vụ du lịch...

*Vĩnh Thành
*Phóng viên thường hú đài truyền mồm bđs Việt Nam
*Đưa tin từ phố cổ Hàng Ngang

Thông tin shop bán
Bấm gọi

Thông tin shop bán