HÀNH TĂM Nghệ An, thơm ngon tốt cho sức khỏe đặc sản xứ Nghệ

7.500
ID tin: 1396912Gửi lúc: 14:45, 30/05Hà Nội
Đã xem: 24781 Bình luận: 22
Lưu tin
Từ Liêm - Hà Nội

TỔNG ĐẠI LÝ BÁN BUÔN-BÁN LẺ
Cung cấp bánh đa, mật mía, hành tăm cho quán nhậu,nhà hàng...

 

Ảnh số 7: baner - Giá: 1.000.000


 Tham khảo thêm tại : WWW.dacsan.tk

HÀNH TĂM ( có vùng gọi là củ nén) được người xứ Nghệ dùng nó thay thế như hành củ ngoài Bắc, nhưng một số món đặc sản nếu thiếu nó sẽ giảm đi 1 nửa phần ngon như : Cháo lươn, Cháo ngao, trai, canh gà, cá đồng…
- Theo Đông y, hành tăm vị cay, mùi hăng nồng, tính ấm tác dụng ôn ấm tỳ vị, tiêu đờm, ho, làm ra mồ hôi, lợi tiểu, sát khuẩn, trị cảm hàn, bí tiểu, ngộ độc chì, côn trùng, rắn độc cắn, giải rượu...
Cảm cúm cần 1 nắm nhỏ đập dập, đổ cháo nóng vào ăn hết ngay

Ảnh số 1: Hành tăm - Giá: 6.005Ảnh số 2: Hành tăm - Giá: 6.000

Cuối mùa tăng giá 75k/1kg -> 100k(giá tăng giảm từng thời điểm, mn check trước nhé


-BẢO QUẢN:

đổ ra rổ và để nơi thoáng mát là được
hoặc rửa sạch gói nhiều giấy báo bỏ ngăn rau quả, nhưng tránh để lẫn với rau quả sẽ hút ẩm nhanh hỏng hành
-HD dùng: lấy 1 nắm nhỏ xoa nhẹ và rửa dưới vòi nước hoặc là bỏ rổ chà rửa dưới vòi nước

Lưu ý: Không được dùng chung với mật ong (gây chóng mặt buồn nôn), kỵ các vị thuốc như thường sơn, sinh địa, thục địa. Vào tháng giêng không nên ăn nhiều hành tăm để tránh bị chứng phong chạy trên mặt...


1/ BẢO QUẢN VÀ CÔNG DỤNG HÀNH TĂM
1.1 /BẢO QUẢN
Cách 1 Cách thông thường ở quê hay dùng là cứ mua về bỏ vào cái rổ thưa nhỏ để nơi thoáng mát, thi thoảng đưa ra chổ râm (ko phơi nắng trực tiếp)phơi cho thoáng-> khi dùng lấy 1 nắm cho vào 2 tay xát nhẹ nó bung lớp ngoài ra, rữa dưới vòi nước là ok, hoặc cho ra cái rổ bé bé chà rữa trong chậu, nhanh lắm, đập dập phi lên thơm lừng.
Cách 2 :để lâu thì mình thấy bà Phlanhoa làm như sau:
+ Sau khi mua hành tăm về, bạn cho vào rổ và thả vào thau nuớc, dùng bàn chải cọ và rửa sạch đất cát rồi dổ ra nong/ rá phơi thật khô;
+ Chia nnhỏ hành tăm ra từng phần, sử dụng vài ba lớp giấy báo gói thành từng gói và cho vào ngăn dưới của tủ lạnh , chú ý không để lẫn với các loại rau tuơi khác, nuớc có thể làm hỏng hành, và cũng không sử dụng túi nilon vì nó hấp hơi có thể làm thối hành.
+ với các bảo quản naỳ, bà bếp Phlanhoa tuy ở xa tít Miền Nam vẫn có hành tăm để chế biến quanh năm.
nguồn: http://diendan...&TPN=13
1.2/CÔNG DỤNG CỦA HÀNH TĂM

Theo Đông y, hành tăm vị cay, mùi hăng nồng, tính ấm tác dụng ôn ấm tỳ vị, tiêu đờm, ho, làm ra mồ hôi, lợi tiểu, sát khuẩn, trị cảm hàn, bí tiểu, ngộ độc chì, côn trùng, rắn độc cắn...

Chữa cảm do bị mưa, lạnh, hoặc cảm nắng (cảm thử) không ra mồ hôi, cảm hàn, trúng phong á khẩu, nhức đầu, sổ mũi, nóng rét, ho, đau bụng do ngộ độc thức ăn.

Hành tăm ngâm rượu là cách tốt nhất để dự trữ và chế biến thành bài thuốc giải cảm công hiệu. Hành tăm có tác dụng giải cảm rất tốt và là một loại gia vị được nhiều bà nội trợ ưa dùng. Hành tăm được trồng từ tháng 6 và lấy lá, thân ăn cho đến tháng 3 năm sau, thân có thể trữ được bằng cách để trong cát, tủ lạnh… nên hành tăm củ có hầu như quanh năm. Và ngâm rượu là cách tốt nhất để dự trữ và chế biến củ hành tăm thành bài thuốc giải cảm công hiệu. Trong khoảng thời gian ngâm rượu, tinh dầu, các sulfit hữu cơ, kháng sinh alliin có trong củ hành tăm sẽ được hòa tan cùng với rượu cay vừa giữ được lâu vừa gia tăng hiệu quả giải cảm, giải mỏi.

2. HÀNH TĂM CÓ 1 SỐ BÀI THUỐC DÂN GIAN
- Ho gà: Củ hay lá đâm nhuyễn với đường phèn hấp cơm hoặc chưng cách thuỷ, chắt nước uống.
- Bí đái, đái buốt, bụng đầy trướng: vài củ hành tăm đập dập, xào nóng đắp lên vùng bàng quang (dưới rốn). Trẻ nhỏ bí đái dùng củ hành tăm 4g giã giập chưng cách thủy với 1 chén con sữa mẹ, cho uống nóng (bỏ bã).
- Chấn thương máu tụ: Dùng củ hành tăm nấu nước rửa vết thương rồi giã củ hành đắp.
- Lòi dom (thoát giang): 10 tép hành tăm giã nhuyễn xào nóng để xông (sau khi đã rửa sạch hậu môn).
- Phòng trị rắn độc, trùng thú cắn: Theo kinh nghiệm của dân gian, để rắn không đến nơi ở thì trồng hành tăm. Khi bị trùng thú cắn thì nhai ngay 1 nắm hành tăm nuốt một nửa, nửa còn lại đắp lên chỗ bị cắn (kết hợp chữa theo Tây y).
- Ngộ độc ăn uống, ngộ độc chì: 6g hành tăm giã nhuyễn hoà rượu uống.
- Thổ tả nguy cấp: Giã 100g hành nát hòa với r rượu uống và lấy hành giã nát sao nóng chườm lên rốn, khi nguội lại làm tiếp như vậy ngày vài lần là khỏi.
- Côn trùng chui vào tai: Muỗi, kiến... chui vào tai thì lấy hành vắt lấy nước nhỏ vào tai là côn trùng chui ra.
- Nghẹt mũi, thở không thông: Sắc hành uống ngày 3 lần, uống khoảng 2 - 3 ngày sẽ có tác dụng.
- Giun chui ống mật: Lấy 80g hành giã nát vắt lấy nước trộn với 40ml dầu vừng (dầu mè) hoặc dầu lạc (đậu phộng) để uống.
- Trị trúng độc, mặt xanh, thân lạnh: Lấy 100g lá hành giã nát vắt lấy nước xoa khắp cơ thể.
- Trị bệnh tả: Lấy 20g củ hành và 20 quả táo tầu, đun với 3 lít nước, khi cạn còn khoảng 2 lít nước thì uống trong ngày.
- Trị chứng chảy máu cam: Dùng 100g hành lấy cả rễ nấu với cháo gạo khi cháo chín cho thêm một ít giấm rồi ăn nóng cho toát mồ hôi giảm nhiệt.
- Trị trẻ em hói đầu: Đun nước lá hành rửa, sau đó lấy củ hành giã nát nhỏ, cho thêm một ít mật trộn đều bôi lên chỗ hói.
- Chữa mụn nhọt: Hành củ nướng chín giã nát đắp vào mụn nhọt khi còn nóng.
- Chữa tai biến mạch máu não: Ngay khi mới bị, hành một nắm nhỏ, giã nát hòa với nước tiểu trẻ em. Vắt lấy nước uống.
- Chữa viêm tuyến vú: Hành 20-30g, giã nát, hấp nóng. Đắp chườm vào chỗ đau.
- Chữa u xơ tiền liệt tuyến: Củ hành to 5 củ, phèn chua 9g. Nghiền phèn chua thành bột mịn, giã nát với củ hành thành dạng hồ, băng đắp vào rốn.
- Chữa động thai ra máu: Hành củ 20g, giã nát. Ăn với cháo gạo nếp khi còn nóng.
- Chữa xơ vữa động mạch: củ hành 60g, giã nát cùng 60g mật ong đun sôi kỹ, quấy đều, sau khi nguội cho vào bình đã khử khuẩn để dùng dần. Ngày 2 lần, mỗi lần 5- 7g, uống với nước sôi. 7 ngày là 1 đợt điều trị. Lúc uống bỏ bã hành ra.
- Chữa đau thần kinh sườn: Củ hành tươi 100g, gừng sống 2 củ, củ cải trắng 2 miếng. Giã nát, sao nóng bọc vào túi vải hơ nóng đắp vào chỗ đau.
- Chữa bệnh tiểu đường: Củ hành tươi 100g, rửa sạch cắt nhỏ chần qua nước sôi, thêm vào ít xì dầu, dầu vừng trộn đều ăn với cơm, ngày 2 lần.
- Chữa sâu bọ độc cắn bị thương: Hành củ to, mật ong vừa đủ, cùng giã nát dạng hồ đắp vào chỗ đau.
- Chữa viêm khớp: Củ hành to 60g, gừng già 15g. Cùng giã nát, cho rượu trắng vừa đủ, đánh đều đắp vào chỗ đau.
- Chữa tay chân tê: Củ hành 62g, gừng 16g, ớt 3g, đun nước uống. Ngày 2 lần.
- Trị cảm hàn: Dùng Hành Tăm giã nát, hòa nước uống, và lá Hành Tăm, bầm nát với gừng, bọc trong túi hay khăn, để “đánh gió” bên ngoài.
- Trị trúng phong á khẩu: Giã nát chừng 20 củ Hành Tăm, vắt lấy nước, dùng lông gà chấm nước, thoa vào cổ.
- Trị rắn độc, sâu bọ cắn: Lấy 7 củ Hành Tăm, nhai nuốt nước, lấy bã đắp vào vết cắn trong khi chờ cấp cứu.
Lưu ý: Không được dùng chung với mật ong (gây chóng mặt buồn nôn), kỵ các vị thuốc như thường sơn, sinh địa, thục địa. Vào tháng giêng không nên ăn nhiều hành tăm để tránh bị chứng phong chạy trên mặt
Nguồn http://www.eva...88.html

và các sp khác

Ảnh số 5: Bánh đa đô lương - Giá: 6.000Ảnh số 4: Bánh đa đô lương - Giá: 5.000Ảnh số 3: mật mía - Giá: 50.000

Ảnh số 6: nem chua - Giá: 35.000

Thông tin shop bán
hoacai81 0989645284
Từ Liêm - Hà Nội
Bấm gọi

Thông tin shop bán
hoacai81 0989645284
Từ Liêm - Hà Nội