Tại Hà Nội Mắm nhỉ cá cơm gia truyền Phan Thiết 100% không hóa chất ngon loại 1 phân phối toàn Miền Bắc
Nước mắm là món “Quốc hồn, Quốc túy” của dân tộc Việt, là thứ làm cho ẩm thực Việt phân biệt với phần còn lại của ẩm thực thế giới,...
THẾ NÀO LÀ NƯƠC MẮM TRUYỀN THỐNG???
Nước mắm không chỉ được ghi nhận trong thư tịch cổ Việt Nam mà còn được phản ánh trong các hồi ký, nhật ký của những người phương Tây từng hiện diện ở Việt Nam từ hàng trăm năm trước. Cristophoro Borri, một giáo sĩ người Ý đã từng sống ở Đàng Trong vào đầu thế kỷ XVII, đã viết trong cuốn hồi ký Xứ Đàng Trong năm 1621 của ông như sau: “Người Đàng Trong ăn cá nhiều hơn ăn thịt. Họ chuyên chú đánh cá chủ yếu là vì họ rất ham thứ nước ‘sốt’ gọi là ‘balaciam’ làm bằng cá ướp muối cho mềm và làm nhão ra trong nước. Đây là một thứ nước cốt cay cay tựa như mù tạt (moutarde) của ta, nhà nào cũng dự trữ một lượng lớn đựng đầy trong chum vại như tại nhiều nơi ở châu Âu người ta dự trữ rượu. Thứ nước cá này dùng một mình thì không nuốt được nhưng được dùng để gợi nên hương vị và kích thích tì vị để ăn cơm vốn nhạt nhẽo và không có mùi vị nếu không có thứ nước đó. Vì cơm là thức ăn chung và thông thường của xứ Đàng Trong, nên cần phải có rất nhiều ‘balaciam’ (nếu không thì không có mùi vị) và do đó phải có một lượng lớn nước mắm và cũng do đó phải liên tục đánh cá”.
Ở tỉnh Bình Thuận, nghề làm nước mắm bắt đầu hình thành ở tỉnh Bình Thuận vào khoảng cuối thời chúa Nguyễn, với khoảng 50 người, tập trung ở phường Đông Quan. Nhà nước quy định mỗi năm 30 người trong số họ phải nộp cho nhà nước mỗi người 1 thùng nước mắm, 20 người còn lại mỗi người phải nộp 2 vò mắm mòi và 1 vò mắm tép. Sang đến thời Nguyễn, nhà nước tăng thuế biệt nạp nước mắm ở Bình Thuận lên 8 vò mỗi người mỗi năm, người già người ốm phải nộp một nửa định mức. Ngoài nước mắm, chủ yếu làm từ cá cơm, mỗi người mỗi năm phải nộp thêm 1 vò mắm ướp, 1 vò mắm mòi và 1 vò mắm cá thu. Nghề sản xuất, chế biến nước mắm tại Phan Thiết đã hình thành cách đây hơn 200 năm. Vào cuối thế kỷ 17, đạo quân do Nguyễn Hữu Cảnh tiến sâu vào đất Phương Nam, nhiều ngư dân ở các tỉnh miệt ngoài gồm Nam, Ngãi, Bình, Phú (Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên) đã kéo cả gia đình vượt biển lần lượt đổ bộ lên vùng đất mới Phan Thiết, mong tìm kiếm chốn an cư lạc nghiệp.
Với vị trí thuận lợi cho nghề cá, Phan Thiết đã thu hút đông đảo ngư dân đến đây để làm nghề biển. Mới đầu họ đến dựng lều tạm, lều chòi làm ăn sinh sống dọc theo sông, bãi biển. Về sau, ăn nên làm ra họ xây dựng nhà cửa kiên cố và cùng nhau góp vốn xây Dinh, Vạn, Lăng (một kiến trúc dân gian thờ thần cá voi). Đình làng Vạn Thuỷ Tú ở Phường Đức Thắng được lập vào năm 1762 là ngôi Vạn có niên hiệu sớm nhất ở Phan Thiết, chứng tỏ ngư dân từ các nơi đến Phan Thiết làm nghề biển sớm hơn một số nơi khác. Ban đầu, do ngư dân đánh bắt cá nhiều không tiêu thụ hết nên chuyển qua muối cá để bảo quản, sau đó họ nghiên cứu, sáng tạo ra phương pháp kéo rút sống lấy nước mắm từ thô sơ đến hoàn chỉnh. Qua đó, cho thấy nghề sản xuất nước mắm ờ Phan Thiết hình thành cùng lúc với nghề đánh cá. Lúc đầu các ngư d6an chủ yếu dùng chum, vại, mái để muối chượp sau đó dùng thùng gỗ có sức chứa lớn. Nghề nước mắm Phan Thiết phát triển nhất là từ khi làm được các thùng gỗ lớn có sức chứa từ 5-10 tấn cá. Theo “Địa chí Bình Thuận” từ cuối thế kỷ 19 đến năm 1930, nghề sản xuất nước mắm đã sớm trở thành một ngành công nghiệp độc đáo so với cả nước vừa là công nghiệp độc nhất trong nền kinh tế địa phương. Năm 1904, Công sứ Pháp ở Bình Thuận đã đánh giá Phan Thiết là một trung tâm quan trọng nhất của Trung Kỳ về khuếch trương thương mại và công nghiệp chế biến nước mắm.Tổ chức sản xuất nước mắm có quy mô lớn đầu tiên tại Phan Thiết là Liên Thành Thương Quán (sau là công ty Liên Thành) do các nhà nho yêu nước trong phong trào Duy Tân sáng lập từ năm 1906 hướng theo mục đích kinh doanh chấn hưng kinh tế, phát triển nhiều cơ sở sản xuất nước mắm và tập hợp một số hội viên cổ đông là Tư sản, Hàm hộ Phú Hải, Phan Thiết. Sau khi hình thành, nghề nước mắm ngày càng phát triển
Không ồn ào, không phô trương quảng cáo như những loại nước mắm khác Nước mắm Nhỉ cá cơm Ngọc Định như 1 người hùng thầm lặng Nước mắm truyề... loại 1 Phan Thiết này đã có vị thế tại khu vực miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ, Ngọc Định đã thổi được cái hồn dân tộc vào nước mắm của họ, Tâm có sáng và Đức có sạch thì mới làm ra nước mắm thật có độ đạm cao, có lợi cho sức khỏe
- 100% KHÔNG CHẤT BẢO QUẢN
- 100%KHÔNG HƯƠNG LIỆU (CHẤT BAY HƠI)
- 100% ĐẠM THẬT - 100% cá cơm tươi
- SẢN PHẨM ĐƯỢC BỘ Y TẾ CHỨNG NHẬN VỀ CHẤT LƯỢNG
- ĐÓNG KÍN NẮP CHAI KHI KHÔNG SỬ DỤNG (vì không có chất bảo quản nên dễ bị hấp hơi và oxi hóa mất màu của nước mắm - Khi ăn không cần pha thêm mì chính, bột ngọt) NƯỚC MẮM NHỈ C...N THIẾT MANG LẠI SỨC KHỎE NIỀM TIN CHO NGƯỜI SỬ DỤNG!!!
Nước mắm NGOC ...OC ĐỊNH ra đời từ năm 1998 là cơ sở sản xuất theo kiểu gia đình truyền thống tại làng chài Rạng – tọa lạc tại địa chỉ: 02/02 Nguyễn Đình Chiểu, Hàm Tiến, Phan Thiết, Bình Thuận. Khi mới ra đời, sản phẩm nước mắm NGỌC ĐỊNH được phân phối tại thị trường Bình Thuận và khách du lịch đến Phan Thiết. Với công nghệ sản xuất theo phương pháp truyền thống, nước mắm NGỌC ĐỊNH cho ra đời những dòng sản phẩm hương vị đậm đà, chất lượng, hợp vệ sinh và sản phẩm nhanh chóng được người tiêu dùng trong và ngoài Tỉnh tín nhiệm.
Nước mắm NGỌC ĐỊNH là một trong những thương hiệu Nước Mắm Phan Thiết được tham gia HỘI CHỢ QUỐC TẾ THƯƠNG HIỆU NỔI TIẾNG TẠI VIỆT NAM và thương hiệu NƯỚC MẮM PHAN THIẾT được công nhận đạt danh hiệu Thương Hiệu có Uy Tín Với Người Tiêu Dùng.
Nước mắm NGỌC ĐỊNH được Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn – Chi Cuc Quản lý Chất Lượng Nông Lâm Thủy Sản cấp giấy chứng nhận Đủ Điều Kiện An Toàn Thực Phẩm Trong Sản Xuất, Kinh Doanh Thủy Sản
ĐẠI LÝ PHÂN PHỐI NƯỚC MẮM NHỈ CÁ CƠM LOẠI 1 NGỌC ĐỊNH TẠI HÀ NỘI
ĐỊA CHỈ : SỐ 272A NGÕ 192 LÊ TRỌNG TẤN, THANH XUÂN,
HÀ NỘI HOTLINE 0977 52 57 54
Email : dacsanphanthiet01@gmail.com