Thuyết trình truyền cảm hứng

10.890.000
ID tin: 3642685Gửi lúc: 21:17, 18/04Hồ Chí Minh
Đã xem: 98 Bình luận: 0
Lưu tin
diemvovmp

 

Để thuyết trình truyền cảm hứng, bạn cần rất nhiều kiến thức, kỹ năng và trải nghiệm! Tuy nhiên, với 07 Tips trong bài viết này, bạn có thể rút ngắn thời gian để trở thành nhà thuyết trình thành công và tạo ảnh hưởng.

Thuyết trình khác với giao tiếp 1:1, bạn phải đứng trước đám đông và truyền tải thông tin hiệu quả đến tất cả khán giả. Đây là việc không dễ dàng với người thiếu thời gian luyện tập thực tế. Chính vì lý do đó, bạn hãy tham khảo bài viết này và vận dụng để không phải mất nhiều thời gian “sai – sửa sai” nhé!

Lựa chọn 01 thông điệp! Mọi câu nói chỉ phục vụ cho thông điệp đó!

Hãy đặt bạn vào vị trí của khán giả! Có bao nhiêu lần bạn tham gia một buổi thuyết trình nhưng nghe đến gần hết thời lượng vẫn còn thắc mắc: “Anh ta rốt cuộc đang nói về điều gì vậy nhỉ?”.

Lựa chọn 01 thông điệp duy nhất

Khi bạn thuyết trình, cho dù khán giả không phải chi tiền để tham gia nhưng họ vẫn đầu tư một thứ rất quý giá: THỜI GIAN. Hãy tôn trọng thời gian của họ! Theo đó, hãy chọn 01 thông điệp duy nhất và mọi câu nói của bạn chỉ dùng để phục vụ cho điểm chính đó. Ít nhất, khi bài thuyết trình kết thúc, khán giả phải thay đổi suy nghĩ về chủ đề theo hướng mà bạn truyền tải.  

Đảm bảo khán giả nắm rõ cấu trúc của bài thuyết trình để theo dõi hiệu quả!

Một nguyên tắc cơ bản của mọi bài thuyết trình truyền cảm hứng là phải được truyền tải theo cấu trúc: Mở đầu – Diễn giải – Kết thúc. Nhưng nhiều người lại bỏ qua việc thông báo cấu trúc này cho khán giả.

Cách mở đầu thu hút đám đông tùy theo phong cách của bạn! Tiếp sau đó, hãy thông báo với khán giả những cấu trúc thông tin mà bạn sẽ truyền tải. Không chỉ vậy, sau khi kết thúc mỗi nội dung chính, hãy thông báo để họ theo dõi tiến độ của bài thuyết trình.

Kết nối hiệu quả với khán giả! Đây là cách nhanh nhất để thu hút đám đông!

Thuyết trình cũng giống như giao tiếp 1:1! Khi giao tiếp, đối phương phải thực sự được kết nối và thích bạn thì việc này mới diễn ra hiệu quả.

Thuyết trình truyền cảm hứng

Bạn cần hiểu rằng kết nối với khán giả là cách nhanh nhất để thu hút đám đông. Đặc biệt khi thuyết trình, bạn cùng lúc phải kết nối với số lượng lớn người theo dõi. Chính vì vậy, bạn cần áp dụng các kỹ thuật để làm việc này hiệu quả như quét mắt, đặt câu hỏi, kết nối nội dung với một số khán giả.

Truyền tải thông tin theo phong cách “nhà thơ” để truyền cảm hứng!

Khi đứng trước đám đông để thực hiện kỹ năng trình bày, lan tỏa thông điệp truyền cảm hứng, ngôn ngữ của bạn cần phải có sự khác biệt.

Bạn hãy tưởng tượng, một tác giả sáng tác bài thơ truyền thông điệp nào đó cho số lượng lớn khán giả, họ dùng giọng điệu như thế nào? Câu trả lời là “thổi” cảm xúc vào từng câu chữ! Khi thuyết trình, bạn cần sử dụng đúng ngôn từ, giọng điệu và ngôn ngữ cơ thể phù hợp với từng đoạn cao trào để mang lại cảm xúc cho đối phương.

Thuyết trình kết hợp “story telling” truyền cảm hứng!

Thời tuổi thơ, nếu bố mẹ đọc “Nguyên tắc ngủ ngon” hàng ngày thì chúng ta có thực sự dễ dàng chìm vào giấc ngủ? Thay vào đó, nếu bố mẹ kể câu chuyện về “Alice lạc vào xứ sở thần tiên” thì khả năng cao chúng ta sẽ có một giấc mơ đẹp. Não bộ con người thường liên kết rất tốt với các câu chuyện truyền cảm hứng.

Thuyết trình kết hợp “story telling” truyền cảm hứng!

Chính vì vậy, bạn cần thuần thục kỹ thuật “story telling” trong bài thuyết trình. Hãy ưu tiên các câu chuyện của chính cuộc đời bạn để gia tăng tính xác thực và cảm xúc. Đặc biệt, câu chuyện cần có sự liên kết với khán giả trong nội dung. Sau mỗi câu chuyện có thể là đoạn kết thúc hài hước, ý nghĩa và truyền cảm hứng.

Mô hình hóa các kiến thức phức tạp để khán giả dễ dàng ghi nhớ!

Thông tin bạn cung cấp trong buổi thuyết trình đều dần bị phai mờ trong tâm trí khán giả theo thời gian. Một cách hiệu quả để người tham gia ghi nhớ là bạn hãy “mô hình hóa” các thông tin quan trọng.

Ví dụ, tại những khóa đào tạo của VMP Academy, Giảng viên giới thiệu phương pháp triển khai chương trình là Learning by Doing 3V (Vui vẻ – Vận động – Vận dụng). Khán giả có thể không nhớ cả “cụm phía sau” và chỉ cần thuộc “3V”. Sau này, nếu gợi mở 3V thì họ sẽ dễ dàng suy ra các thông tin kèm theo. Vì vậy, trong phần thuyết trình, bạn hãy đúc kết các thông tin quan trọng thành công thức để khán giả dễ dàng ghi nhớ.

Đừng chia sẻ tất cả! Hãy gây sự tò mò và khán giả sẽ đặt câu hỏi!

Như đã đề cập ở trên, thuyết trình cần là cuộc giao tiếp 2 chiều và người nghe phải thực sự tập trung, tò mò về chủ đề đang được nhắc tới.

Hãy tạo sự tò mò nhất định khi thuyết trình

Có một tip thuyết trình truyền cảm hứng dành cho bạn là hãy khiêu gợi sự tò mò bằng cách “giấu thông tin”. Ví dụ, khi trình bày quy trình giao tiếp hiệu quả, hãy gợi mở về công thức XYZ nào đó nhưng đừng vội chia sẻ. Khi kết thúc, nếu bạn tổ chức hoạt động Q&A, khả năng cao sẽ có người đặt câu hỏi về công thức này. Nếu tò mò, họ sẽ tập trung theo dõi và chú ý đến từng chi tiết của buổi thuyết trình truyền cảm hứng.

Khóa học hữu ích từ VMP Academy: KỸ NĂNG THUYẾT...HUẨN 3+ (Bí quyết trở nên tự tin và trình bày thuyết phục).

Các sản phẩm trong tin đăng
Thông tin shop bán
Bấm gọi

Thông tin shop bán