Phân biệt các điểm khác nhau và tính ứng của sơn chống cháy và sơn chịu nhiệt
Trong ngành công nghiệp xây dựng nhiều người rất dễ nhầm lẫn giữa sơn chống cháyvà sơn chịu nhiệt. Thật sự đây là hai loại sơn khác nhau và được ứng dụng khác nhau. Nội dung sau sẽ giúp bạn phân biệt rõ ràng về cách phân biệt và ứng dụng của hai dòng sơn này.
Sự khác nhau giữa sơn chống cháy và sơn chịu nhiệt cùng các ứng dụng của hai loại sơn này
Đây là định nghĩa và ứng dụng của hai loại sơn này:
Sơn chống cháy:
-
Đây là dòng sơn được sản xuất để chống sự lan rộng của lửa khi có hỏa hoạn xảy ra. Khi có sự cố cháy nổ xảy ra, sơn chống cháy sẽ tỏa ra một lớp khí nhằm tránh sự lây lan của lửa trên bề mặt vật liệu. Đồng thời các thành phần đặc chế có trong sơn sẽ phồng lên 40-70 lần khi gặp lửa với mục đích tạo ra một lớp màng bảo vệ không cho lửa tiếp xúc trực tiếp với vật liệu.
-
Sơn chống cháy được ứng dụng cho các công trình kết cấu thép, sơn vách ngăn cháy, sơn mái tôn, tường ngăn cháy và sàn.
Sơn chịu nhiệt
-
Sơn chịu nhiệt là loại sơn có khả năng chịu được nhiệt độ lên đến 1000 độ C. Sơn chịu nhiệt có thể chống lại lửa, khói, rỉ sét. Sơn được thiết kế để chịu được nhiệt độ cao trong khoảng thời gian dài nhưng không thể ngăn cản các vật liệu dễ cháy như gỗ và sơn chịu nhiệt không được thiết kế để chống lại lửa, nó chỉ làm giảm khả năng cháy và giảm tốc độ cháy trong thời gian giới hạn.
-
Sơn chịu nhiệt được sử dụng trong các thiết bị làm nóng nước hoặc các chất lỏng khác để tạo ra nhiệt và hơi nước, ví dụ như nồi hơi. Sơn chịu nhiệt chủ yếu được sử dụng để sản xuất các sản phẩm như lò sưởi, bếp nướng , lò nướng , ống khói, quạt, hệ thống truyền và xả ở xe.
Sơn chống cháy và sơn chịu nhiệt cơ bản là hai dòng sơn khác nhau được ứng dụng trong những sản phẩm khác nhau. Vì thế tùy theo mục đích sử dụng mà bạn lựa chọn loại sơn phù hợp cho sản phẩm của mình. Ngoài ra bạn cũng có thể tìm hiểu về ứng dụng của sơn chống ăn mòn.