Bảo dưỡng và bảo trì máy phát điện định kỳ 1 tháng 1 lần trong 1 năm tại Hồ Chí Minh.
Nhận Bảo dưỡng và bảo trì máy phát điện định kỳ 1 tháng 1 lần trong 1 năm tại Hồ Chí Minh.
Chuyên nghiệp giá cả phải chăng.Nhận có mặt để sử lý sự cố trong vòng 2 giờ kể từ khi nhận được thông báo.
Mọi chi tiết xin liên hệ : (24/24)
Kỹ Sư Phòng dự án: TRƯỜNG TIẾN
Mobile: 0903.048.246/0974.908.018
Email : Truongtien1983@gmail.com
CÔNG TY TNHH CƠ ĐIỆN HỮU THÀNH
-----------------------------------------------------------------------------------
LIÊN HỆ: MR TIẾN 0903.048.246 / 0974.908.018 (24/24)
+ MIỄN PHÍ LẮP ĐẶT, VẬN CHUYỂN TOÀN QUỐC, BẢO HÀNH NHANH CHÓNG, CHU ĐÁO, HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TẬN TÌNH.
+ SẢN PHẨM CHẤT LƯỢNG, ĐÚNG CÔNG SUẤT, UY TÍN
+ MUA BÁN, TRAO ĐỔI, CHO THUÊ MÁY PHÁT ĐIỆN MỚI 100%, MÁY ĐÃ QUA SỬ DỤNG
+ FGWILSON (ANH QUỐC) , CUMMINS (MỸ) , MITSUBISHI HINO, KOMATSU, YANMAR, ISUZU ...(NHẬT) , PERKINS (UK).., VOLVO, MECC, IVECO (ITALIA)...Công Suất 10KVA- 2000KVA
NỘI DUNG BẢO TRÌ MÁY PHÁT ĐIỆN
Số TT
Nội dung công việc thực hiện bảo trì
Phương pháp kiểm tra bảo trì
I
Phần máy phát điện
01
Kiểm tra tổng quát.
1/ Kiểm tra mức nhớt bôi trơn động cơ.
2/ Kiểm tra mức nước làm mát động cơ
3/ Kiểm tra mức nhiên liệu trong thùng chứa.
4/ Kiểm tra bộ lọc gió & bộ hiển thị báo khi lọc gió bị dơ.
5/ Mở tất cả các van dẫn nhiên liệu đến máy và từ máy về thùng chứa nhiên liệu (nếu có)
6/ Kiểm tra điện áp bình ác quy, dung dịch axít, các mối nối dây điện và khoảng cách giữa các chi tiết chuyển động với các chi tiết cố định.
7/ Kiểm tra các dây đai truyền động.
8/ Kiểm tra độ sạch (cặn, nước và các tạp chất khác) của nhiên liệu, nhớt bôi trơn động cơ, nước làm mát động cơ.
9/ Kiểm tra các cánh tản nhiệt của két nước.
10/ Kiểm tra và làm sạch lọc gió.
11/ Kiểm tra dây đai truyền động Dynamo sạc và bơm nước.
12/ Kiểm tra đường ống dẫn khí và dẫn nhớt vào turbocharge
13/ Kiểm tra hệ thống nạp không khí vào động cơ. Cân chỉnh khe hở soupap hoặc rà soupap nếu cần.
14/ Vệ sinh cánh quạt và bộ khuếch tán của turbocharge.
15/ Kiểm tra các ổ trục và ổ đỡ, các chi tiết nối ghép truyền lực.
16/ Kiểm tra bơm tuần hoàn nước của hệ thống làm mát động cơ.
17/ Kiểm tra hệ thống điện: moter đề, dynamo sạc, và dây tín hiệu ….
18/ Kiểm tra và làm kín các chỗ rò rỉ hoặc thay thế các chi tiết nếu thấy cần thiết.
19/ Kiểm tra tòan bộ các chi tiết của động cơ và đầu phát điện kèm bộ điều khiển.
02
Bình ACCU:
- Kiểm tra nguồn.
- Chế độ sạc.
- Kiểm tra cọc bình đấu nối .
- Kiểm tra điện áp DC (Chuẩn là 26VDC)
- Kiểm tra chế độ sạc để chế độ Auto ( Bình đủ điện là tự động ngắt sạc)
03
Bảng điều khiển :
- Kiểm tra chức năng bảng điều khiển
- Kiểm tra toàn bộ chức năng chính trên BĐK như điến áp : 380/220V, Tần số : 50Hz, áp suất nhớt không dưới 2,5 Kpa, nhiệt độ nước, mức dầu…
04
Kiểm tra các loại lọc :
-Lọc gió.
-Lọc nhớt.
-Lọc dầu.
-Lọc gió : Kiểm tra độ nở của giấy lọc , có thể dùng hơi nén để vệ sinh giấy lọc.
-Lọc nhớt :Kiểm tra rong lọc có bị rò rỉ nhớt hay không (nếu có rỏ rỉ thì thay rong lọc hoặc siết lại răng.)
-Lọc dầu : Kiểm tra rong lọc có bị rò rỉ dầu hay không (nếu có rỏ rỉ thì thay rong lọc hoặc siết lại răng.) kèm theo xả đáy lọc dầu tránh có nước tồn đọng dưới cốc lọc.
05
Lau chùi và kiểm tra sự an toàn của bồn dầu.
-Kiểm tra tổng thể bằng cảm quan bên ngoài bồn dầu dưới đế máy xem có bị rò rỉ hay không.
-Kiểm tra đồng hồ báo lượng dầu Diesel có chính sác so với lượng dầu thực tế trong bình hay không.
-Xả van đáy lọc dầu tránh trường hợp cặn bẩn và nước đọng lại dưới đáy .
06
Lau chùi và kiểm tra két nước , châm thêm nước dung dịch làm mát nếu cần thiết.
-Dùng rẻ sạch lau chùi toàn bộ bề mặt của két nước.
-Kiểm tra mức nước làm mát có đủ hay không nếu thiếu thì phải châm thêm dung dịch nước làm mát (nước xanh)
-Kiểm tra tổng thể két nước coi có vật lạ trong két nước hay không.
07
Kiểm tra hệ thống ống khói
-Kiểm tra tổng thể hệ thống ống khói như các khớp nối có bị rò rỉ hay không.
-Kiểm tra ống khói có bị tồn đọng nước mưa hay không.
-Kiểm tra lớp bảo ôn chống nhiệt.
08
Kiểm tra :
-Nhớt.
-Dầu.
-Nước làm mát.
-Nhớt : Kiểm tra thước đo mức nhớt có đủ hay không và chất lượng nhớt hiện tại.
-Dầu : Kiểm tra xem dầu có bị lẫn tạp chất hay không nếu có thì vệ sinh toàn bộ bồn dầu.
-Nước làm mát: Kiểm tra mức nước làm mát có đủ hay bị đóng cặn hay không có thể châm thêm phụ gia làm mát(nước xanh) nếu thiếu.
09
Kiểm tra cân chỉnh dây curoa
-Kiểm tra bên ngoài dây curoa có bị trầy bị rộp và độ trùng của dây curoa bằng tay có đảm bảo tiêu chuẩn hay không nếu trùng thì tăng thêm.
10
Lau chùi và kiểm tra ống thở
-Kiểm tra và vệ sinh bằng dầu diesel.
11
Kiểm tra chức năng bảo vệ
-Áp suất dầu.
-Nhiệt độ cao.
-Quá tốc.
-Kiểm tra áp suất dầu không được dưới 2,5 kpa.
-Kiểm tra nhiệt độ nước làm mát không được vượt quá 96 o C.
-Kiểm tra quá tốc không được vượt quá 1500 vòng/phút tương ứng với 50Hz.
-Kiểm tra máy có tự động dừng khi có cảnh báo một trong ba điều kiện trên không.
12
Kiểm tra board mạch:
-Kiểm tra board mạch chính.
-Board AVR.
-Van từ.
-Cảm biến tốc độ.
-Bộ biến vòng quay máy.
-Kiểm tra các phương pháp nổ máy không tải , AVR, kiểm tra điện áp ra có đủ mức 380V , kiểm tra van từ mở dầu , bộ cảm biến tốc độ có nhận biết đủ tốc độ máy và tần sơ hiện hữu (Nếu thay đổi tốc độ máy vượt quá mức cho phép thì bộ cảm biến có báo sự cố máy và tự dừng máy hay không.)
13
Kiểm tra Turbo tăng áp
-Kiểm tra Turbo tăng áp bằng phương pháp dùng tay quay nhẹ coi có quán tính hay không đồng thời kiểm tra độ rơ, lắc của Turbo.
14
Kiểm tra tình trạng đầu phát :
-Lau chùi làm sạch thoa nhớt bôi trơn hộp số.
-Kiểm tra và sử lý các khớp nối giữa động cơ (Engine) và đầu phát điện (Alternator).
-Kiểm tra và sử lý các đầu cos nối cũng như dây dẫn từ Stator đến các cọc phân phối.
-Lau chùi và vệ sinh bên ngoài hộp số.
15
Kiểm tra vặn lại các khớp nối
-Kiểm tra tổng thể và siết lại toàn bộ các bulong và mối nối bị lỏng.
16
Kiểm tra đo điện áp khi máy vận hành có tải.
-Kiểm tra điện áp mức bằng thiết bị cầm tay so sánh với bảng điều khiển không được thấp hoặc cao hơn 5% so với định mức 380V.
II
Hệ thống điện chính
01
Kiểm tra và lau chùi tủ điện chính
-Kiểm tra và vệ sinh các đầu nối, chân nối của tủ điện chính và siết lại toàn bộ các bulong mối nối, đầu nối.
02
Kiểm tra tủ điện từng tầng
Kiểm tra và vệ sinh các đầu nối, chân nối của từng tầng và siết lại toàn bộ các bulong mối nối, đầu nối.
03
Kiểm tra các thông số, điện áp vào ra các thiết bị trong tủ điện tổng và tủ điện chính của từng tầng.
-Dùng đồng hồ điện cầm tay đo điện áp vào ra các thiết bị trong tủ điện tổng và tủ điện chính của từng tầng và đo dòng tải có vượt mức với những thiết bị và linh kiện đã được lắp đặt hay không.
-Kiểm tra hệ thống dây dẫn có bị chuột cắn hay bị vật thể kim loại che chắn hay đè lên không đúng quy chuẩn an toàn điện hay không.