Hậu hắc học
Áp đặt ý chí của mình lên người khác, đó là Hắc (Đen)
-Lý Tôn Ngô
“Mặt Dày, Tâm Đen” mô tả quy luật bí mật của tự nhiên vốn chi phối cách hành xử thành công trong mọi khía cạnh của cuộc sống.
"Mặt dày, tâm đen" –Chin-nin -chu cuốn sách nói về sức mạnh để chiến thắng nằm trong chính bạn. Nó quy tụ triết lý của người chiến binh để chinh phục các thách thức trong kinh doanh và trong cuộc đời. Hơn thế, “Mặt dày, tâm đen” có thể được coi là tư duy làm giảu của thế kỷ 21.
Trong nhiều nỗ lực tìm kiếm, mình đã tìm được một bản “Hậu Hắc Học” của Lý Tôn Ngô người có sức ảnh hưởng rất lớn đến tác phẩm “Mặt dày tâm đen” là ông tổ của thuyết Hậu Hắc. Bộ sách bao gồm 2 tác phẩm của Lý Tôn Ngô: “Hậu Hắc Học” & “Tâm Lý và Lực Học”. Nay để lại bộ sách quí cho người muốn đọc, nghiên cứu và ứng dụng
ôi viết Hậu hắc học vào cuối triều đại Mãn Thanh, chia làm 3 tập: tập đầu: Hậu Hắc Học, tập giữa Hậu Hắc Kinh, tập cuối : Tạp Lục Hậu Hắc Truyện. Năm đầu của thời dân Quốc đã đăng tải dần trên “Công luận nhật báo” ở Thành Đô.
Khi tôi còn đi học tính thích hoài nghi. Trong lòng tôi lúc nào cũng có điều hoài nghi ấy, tiếp tục nghiên cứu them nữa, cho đến nay đã trải qua 30 năm vẫn rút ra một kết luận như nhau. Gần đây viết một tập sách: “Tâm lý và lực học”, nhằm coi đó là lời giải đáp cho sự hoài nghi ấy. Phàm những việc ở ngoài đời có phá mới có xây: “Hậu Hắc Học” và “Tôi hoài nghi các thánh nhân”, có thể gọi là phá, “Tậm lý và lực học” được gọi là xây. “Tôi hoài nghi các thành nhân và Hậu hắc học” là những tập viết trong cùng một thời kỳ, sau khi đọc hết những bài trong đó sẽ thấy quá trình tư tưởng của tôi.
Thế giới luôn tiến hóa, có thể chia Hậu Hắc Học ra thành 3 thời kì: nhân dân thời thượng cổ còn mông muội, không phân biệt cái gì là Hắc (đen), quả là một thứ lãng mạng chân chất. Học thuyết của Khổng Tử đề xướng đạo đức, mộng tưởng về Nghiêu Thuấn và muốn trở lại phong thái cổ xửa, là thời kì thứ nhất. Về sau, tri thức của nhân dân được nâng lên, diễn ra hàng trăm mưu cơ biến hóa, có những loại tâm đen tối như Tào Tháo, mặt dày như Lưu Bị được sinh ra và vận dụng, thời ấy dẫu Khổng, Mạnh có sống lại cũng thất bại mà thôi, đó là thời kì thứ hai. Nay đã bước vào thời kỳ thứ ba, những kẻ đen tối như Tào Tháo, mặt dày như Lưu Bị, xuất hiện ngày càng nhiều, người thành công thì lại ít. Những người gặp vận may mà thành công,hoặc những kẻ không biết quay gót đành chịu thất bại, là nguyên cớ thế nào ? Ngày nay là thời kỳ thứ ba: Tào, Lưu đã trở thành những nhân vật quá khứ rồi, những người ở thời kỳ này tất phải tham khảo và vận dụng đạo đức của Khổng, Mạnh dường như phục hồi về thời kỳ thứ nhất, thực tế thì giống như hồi phục mà không phải là hồi phục, mà thành sự tiến hóa kiểu xoáy trôn ốc. Nói cách khác,phải có tấm lòng của Khổng, Mạnh thực hành theo thuật của Tào, Lưu mới rất hợp với thời kỳ thứ ba, ngày nay Không, Mạnh có sống lại tất chịu là kẻ thất bại mà thôi nếu không có những thuật của Tào Lưu; nếu Tào, Lưu có sống lại chăng nữa cũng là kẻ thất bại, vì họ không có tấm lòng của Khổng, Mạnh.
Nghiêu Thuấn là những nhân vật của thời kỳ thứ nhất, sách của Khổng, Mạnh là học thuyết của thời kỳ thứ nhất. Tào Lưu là nhân vật của thời kỳ thứ hai, Hậu Hắc là do tôi viết, là học thuyết của thời kỳ thứ hai. “Tâm lý và lực học” mà tôi viết gần đây nhất là học thuyết của thời kỳ thứ ba. Hy vọng sẽ có những nhân vật của thời kỳ thứ ba xuất hiện. Cho nên đọc Hậu Hắc Học của tôi, không thể không đọc “ Tâm lý và lực học”
Bộ sách bao gồm:
Phần 1.Hậu Hắc Học
Phần 2.Hậu Hắc Tùng Thoại
Phần 3.Tôi Hoài Nghi các Thánh Nhân
Phần 4.Tâm Lý và Lực Học