Cách tính chính xác chu kỳ kinh cho chị em
Đối với các chị em phụ nữ thì việc biết cách tính chu ... nguyệt là vô cùng cần thiết để theo dõi tình trạng sức khỏe của mình và tránh những bất tiện trong cuộc sống. Vậy cách tính chu kỳ kinh nguyệt như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
1. Chu kỳ kinh nguyệt là gì?
Chu kỳ kinh nguyệt là những thay đổi của sinh lý được lặp đi lặp lại ở cơ thể phụ nữ dưới sự điều tiết của hệ hormone sinh dục và chúng cần thiết cho sự sinh sản. Với phụ nữ, chu kỳ kinh nguyệt xảy ra hàng tháng trong thời kỳ dậy thì và thời kỳ mãn kinh. Đèn đỏ là việc bình thường của tiến trình tự nhiên theo chu kỳ xảy ra ở phụ nữ khỏe mạnh giữa tuổi dậy thì và ở cuối tuổi sinh sản.
Kinh nguyệt cũng là dấu hiệu cho biết rằng phụ nữ không có thai. Trong quá trình diễn ra chu kỳ kinh nguyệt, cơ thể người phụ nữ trưởng thành về giới tính phóng thích một trứng (có đôi khi là hai trứng). Trước khi phóng noãn, nội mạc tử cung, bao phủ bề mặt tử cung, được xây dựng theo kiểu đồng bộ hóa. sau khi phóng noãn, nội mạc tử cung thay đổi để chuẩn bị cho trứng thụ tinh làm tổ và hình thành thai kỳ.
Nếu thụ tinh và thai kỳ không xảy ra, tử cung loại bỏ lớp nội mạc và một chu kỳ kinh mới bắt đầu. Chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ thường kéo dài khoảng 28 ngày, nhưng cũng có trường hợp kéo dài từ 25 - 35 ngày.
2. Cách tính chu kỳ kinh nguyệt
Tính được chu kỳ kinh nguyệt sẽ giúp chị em lên kế hoạch chủ động chăm sóc bản thân cũng như lường trước được những vấn đề có thể xảy ra trong ngày đèn đỏ.
Theo lời nghiên cứu của chuyên gia, một chu kỳ kinh được tính từ ngày đầu tiên thấy kinh cho đến ngày đầu tiên của lần tiếp theo. Dưới đây là các bước để bạn tính xem chu kỳ kinh nguyệt bao nhiêu ngày:
B1: Theo dõi chu kỳ kinh nguyệt của mình bằng cách ghi lại vào ngày đèn đỏ xuất hiện. Đó sẽ là ngày bắt đầu của chu kỳ kinh nguyệt.
B2: Tiếp theo là quan sát cho tới ngày xuất hiện đèn đỏ tiếp theo và đánh dấu lại. Đó là ngày kết thúc của chu kỳ kinh.
B3: Từ bước 1 và bước 2, bạn sẽ có được ngày bắt đầu và ngày kết thúc của chu kỳ kinh, từ đó tính được chu kỳ kinh của mình.
B4: Theo dõi liên tục trong vòng khoảng 6 tháng, bạn sẽ có thể tính được chu kỳ kinh nguyệt trung bình của mình, từ đó bạn có thể tính được ngày đèn đỏ tiếp theo sẽ ghé thăm.
Ví dụ :
Ngày bắt đầu kỳ kinh nguyệt lần 1 là ngày: 1/5/2020
Ngày bắt đầu kỳ kinh nguyệt lần 2 là ngày: 29/6/2020
Từ đó ta có thể kết luận, chu kỳ kinh nguyệt của bạn là 28 ngày.
3. Những điều cần lưu ý khi có chu kỳ kinh nguyệt Không đấm lưng vào ngày đèn đỏ
Đau lưng vào ngày hành kinh là triệu chứng thường thấy, tuy nhiên việc đấm lưng để giảm đau sẽ khiến chu kỳ hành kinh kéo dài, lượng kinh ra nhiều hơn. Chính vì thế, khi đau lưng, mệt mỏi, chúng ta chỉ nên xoa bóp, massage nhẹ nhàng.
Việc tắm nước lạnh quá lâu trong ngày “đèn đỏ” sẽ khiến cơ thể dễ bị nhiễm lạnh.
Không mặc đồ quá bóKhi có chu kỳ kinh nguyệt hãy cố gắng lựa chọn trang phục thoải mái nhất, tránh sử dụng quần áo bó sát, bởi chúng sẽ khiến bạn cảm thấy vướng víu, khó chịu, gia tăng áp lực cho hệ thống mao mạch vùng kín, gây ảnh hưởng cho quá trình tuần hoàn máu, tăng ma sát âm đạo dẫn đến phù nề…
Không làm việc quá sứcNhững ngày hành kinh bạn hãy cho phép bản thân được nghỉ ngơi, làm việc vừa đủ, hạn chế áp lực và đặc biệt tránh làm những việc nặng như bưng bê, lau dọn… Và nếu những ngày hành kinh bạn làm việc quá nhiều sẽ không tốt cho khả năng sinh sản sau này.
Vì vậy, mỗi phụ nữ cần chủ động tìm hiểu những kiến thức cơ bản về chu kỳ kinh nguyệt để biết cách chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của mình. Nếu bạn còn thắc mắc nào cần giải đáp, liên hệ ngay phòng khám Đa ...ễn Trãi để được tư vấn.
{tuvan}