Tỏi Lý Sơn, Đặc Sản biển đảo của anh hùng Hoàng Sa
Tỏi Lý Sơn trồng trên vùng đất cát của đảo Lý Sơn nắng gió, quê hương của anh hùng Hoàng Sa.Tỏi Lý Sơn làm gia vị ăn hàng ngày giúp cho bữa ăn thêm ngon, vừa có nhiều công dụng trị bệnh.
Tỏi Lý Sơn tại shop Đặc Sản Đất Việt Sài Gòn được phơi khô nhiều nắng và chắc củ, được mang trực tiếp từ Lý Sơn vào Sài Gòn. Bà con chỉ cần bóp mạnh tay là từng tép tỏi rời ra và lột vỏ dễ dàng. Giá tỏi Lý Sơn là 85k/kg. Bà con ủng hộ shop em nhé. Cảm ơn ạ. LH: O996.339096, trang chính thức: fb.com/dacsandatvietsaigon ĐẶC BIỆT: Giao hàng tận nơi, thu tiền tại nhà. Miễn phí giao hàng trong vòng 5 km. Ăn tỏi sống chữa nhiều bệnh - VnExpress Vài lời trước khi trích bài: Người Quảng Ngãi thường dùng tỏi Lý Sơn trong bữa ăn hàng ngày bằng một chén nước mắm giã nhiều tỏi và một ít ớt, chanh, đường cho thơm ngon hơn. Mình đi xa lâu ngày, lâu lâu thèm một chén nước mắm như thế, chỉ để chấm với rau luộc. Ở quê nuôi gà hay cho gà ăn tỏi để chống cảm cúm. Còn người thì hay dùng nước tỏi trị nghẹt mũi. (Ngoài bán tỏi Lý Sơn ra, mình cũng bán tỏi đen nên lâu lâu gửi biếu ba má một vài bịch tỏi đen. Má mình bảo, mấy lần đau bụng mà ăn vô một hai củ tỏi đen là hết liền.) Một vài bình luận mình trích từ bài viết dưới đây cho các bạn tham khảo: - "Tỏi rất hay, tôi bị viêm xoang uống thuốc và xịt thuốc mũi mãi không bớt, xem báo tôi dùng nước tỏi nhỏ vô mũi, vậy mà hết mùi hôi, không còn chảy nuớc mũi nữa, nhưng cay và hơi thở có mùi tỏi (còn đỡ hơn cái mùi hôi của viêm xoang bạn à..)." - luthita - "Mình bị viêm mũi dị ứng nhưng hiếm khi dùng thuốc, ngạt mũi thì hít đất 20 cái là hết, xổ mũi thì xuống đường chạy bộ hoặc leo cầu thang, thường xuyên ăn chanh, tỏi (tránh lúc đói). Dùng thuốc không có tác dụng gì hết." - Cuong - "Đúng như mọi Bác sỹ và độc giả đã nêu... Mình dùng tỏi ngâm rư ợu lâu sẽ mất tác dụng nhưng dùng tươi lại có hiệu quả!" - trannhatthanh1954 Ăn tỏi sống chữa nhiều bệnh - VnExpress Khi sử dụng tỏi với mục đích y học, không nên để nguyên củ mà cần nhai hoặc nghiền nát và nên ăn sống vì tỏi nấu chín sẽ bị giảm tác dụng. Tỏi có tên khoa học là Allium sativum, là một loại cây lưu niên thuộc họ Liliaceae, được tìm thấy ở khu vực Trung Á từ khoảng hơn 5.000 nghìn năm trước. Bên cạnh công dụng như một loại gia vị, tỏi còn được biết đến là một thảo dược đa năng, với khả năng phòng và chữa trị nhiều bệnh. Ngay từ những năm 1500 trước công nguyên, người Ai Cập cổ đại đã biết sử dụng tỏi để điều trị các bệnh u bướu, nhiễm khuẩn, nhiễm ký sinh trùng đường ruột và các vết thương ngoài da. Trong y học cổ truyền Trung hoa, tỏi đã được sử dụng từ hơn 3.000 năm trước như một phương thuốc hữu hiệu để dự phòng cảm cúm, điều trị rắn cắn và các bệnh nhiễm khuẩn. Năm 1858, nhà bác học Pasteur đã chứng minh được khả năng kháng khuẩn của tỏi. Từ đó, tỏi được sử dụng rộng rãi trong thế chiến thứ 1 và 2 để ngăn ngừa sự hoại tử của các vết thương do bom đạn gây ra. Ngày nay, tỏi vẫn được sử dụng rộng rãi với mục đích phòng và chữa bệnh dưới 3 dạng chủ yếu là tỏi tươi, viên tỏi khô và tinh dầu tỏi. Trong thành phần của tỏi có rất nhiều các hoạt chất chứa lưu huỳnh như thiosulfinate (allicin), diallyl disulfide và allylpropyl disulfide. Những hoạt chất này được cho là có vai trò quyết định tạo ra mùi thơm và các tác dụng dược lý của tỏi, trong đó, quan trọng nhất là vai trò của allicin. Điều đáng lưu ý là các hoạt chất này chỉ được hoạt hoá khi củ tỏi được đập dập, nghiền nát hoặc nhai và sẽ bị bất hoạt ở nhiệt độ cao. Do đó, khi sử dụng tỏi với mục đích y học, không nên để nguyên củ mà cần nhai hoặc nghiền nát và nên ăn sống vì tỏi nấu chín sẽ bị giảm tác dụng. Ngoài ra, do các hoạt chất này kém bền vững trong môi trường dầu nên tác dụng y học của các chế phẩm dầu tỏi cũng bị giảm sút đáng kể (chỉ còn 10 - 30% hoạt tính). Tỏi ngâm lâu ngày trong rư ợu trắng cũng được chứng minh là không có tác dụng chữa trị bệnh. Dưới đây là một số công dụng chính của tỏi đối với sức khoẻ con người: 1. Tác dụng đối với hệ tim mạch Tỏi đã được khoa học chứng minh là có tác dụng hạ mỡ máu, hạ huyết áp và giảm ngưng tập tiểu cầu ở người lớn, từ đó góp phần làm giảm tỷ lệ mắc các bệnh tim mạch do xơ vữa như nhồi máu não, nhồi máu cơ tim... Cần thận trọng khi dùng đồng thời tỏi với các thuốc chống đông máu và thuốc chống ngưng tập tiểu cầu như aspirin, clopidogrel, vì có thể làm tăng nguy cơ chảy máu. Ngoài ra, cũng nên tránh dùng các chế phẩm từ tỏi khoảng một tuần trước khi phẫu thuật để giảm nguy cơ chảy máu kéo dài trong và sau phẫu thuật. 2. Tác dụng chống ung thư Các nghiên cứu gần đây cho thấy, ăn nhiều tỏi và các loại rau củ thuộc họ allium như hành, hẹ, tỏi tây giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư dạ dày, ung thư đại trực tràng, ung thư vú, ung thư tiền liệt tuyến và ung thư vòm họng. 3. Tác dụng kháng khuẩn Tỏi có khả năng kháng lại nhiều chủng vi khuẩn, virus, nấm và ký sinh trùng. Trong y học cổ truyền của nhiều dân tộc, tỏi thường được dùng để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn ở đường tiêu hoá, hô hấp và ngoài da. Viên tỏi khô cũng được chứng minh có khả năng điều trị và dự phòng một số bệnh nhiễm khuẩn ở trẻ em như cảm cúm, viêm đường hô hấp, viêm tai giữa. Đắp tỏi tươi tại chỗ có tác dụng khá tốt trong điều trị mụn cơm do virus. Gần đây, tỏi được phát hiện có khả năng diệt Helicobacter pylori, loại xoắn khuẩn có vai trò quan trọng gây bệnh viêm loét dạ dày tá tràng. Sử dụng 1-2 nhánh tỏi tươi mỗi ngày ở người lớn sẽ không gây ra tác dụng phụ nào đáng kể ngoại trừ việc tạo ra mùi khó chịu của hơi thở và mồ hôi. Ăn một số lượng lớn tỏi tươi, nhất là vào lúc đói có thể gây cảm giác khó chịu, đầy chướng bụng, buồn nôn, ỉa chảy và rối loạn hệ vi khuẩn đường ruột. Đắp tỏi tươi có thể gây cảm giác rát bỏng, viêm da và nổi bọng nước tại chỗ. Ngoài ra, việc dùng viên tỏi khô kéo dài có thể gây giảm đường huyết trong một số trường hợp. Bác sĩ Nguyễn Hữu Trường Bệnh viện Bạch Mai http://suckhoe.vnexpress.net/tin-tuc/suc-khoe/an-toi-song-chua-nhieu-benh-2414937.html