Ấm chén Bát Tràng Điểm khởi nguồn của những chén trà ngon Lộc Tân Cương

580.000
ID tin: 3565978Gửi lúc: 10:53, 06/08Hồ Chí Minh
Đã xem: 25 Bình luận: 0
Lưu tin
wikitra1235
TPHCM

Nguồn gốc ấm chén Bát Tràng

>>> Xem bài viết gốc tại đây: https://loctan...en-tra/

Phải nói rằng, 
ấm chén Bát Tràng là một sản phẩm nổi tiếng trong làng nghề gốm của Việt Nam hàng trăm năm nay. Sở dĩ có tên gọi như vậy là vì những bộ ấm chén này được sản xuất tại làng Bát Tràng, thuộc xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội.



Làng nghề gốm Bát Tràng


Bát Tràng
 là một làng gốm lâu đời, nổi tiếng, có nhiều truyền thống văn hóa, vừa mang những sắc thái cộng đồng chung của làng xã vùng đồng bằng Bắc Bộ, vừa phản ánh những nét đặc thù của nghề gốm. Ở làng gốm này, mọi lứa tuổi đều có công ăn việc làm, ít thấy trẻ em chạy ngoài đường, hoặc trai tráng ngồi chơi bê tha, các cụ già giỏi nghề, làm việc suốt ngày bên bàn tạo mẫu, hay bên lò nung đang rừng rực lửa. Phụ nữ thì vuốt gốm, phơi gốm, vào lò… mỗi công đoạn sản xuất đòi hỏi nhiều thao tác, người thợ cần có trình độ kỹ thuật và mỹ thuật cao.

Sản phẩm của người Bát Tràng nói chung và 
ấm trà đất nun...t Tràng nói riêng là kết tinh của sức lao động cần cù, sự khéo léo đôi tay và đầu óc sáng tạo, thẩm mỹ cao. Bằng mọi cách giữ lấy nghề và di sản quý của cha ông. Kế thừa và phát huy nền tảng đó, những nghệ nhân Bát Tràng đã cho ra đời những sản phẩm là những tác phẩm nghệ thuật tinh túy và sống động.



Nghệ thuật làm ấm chén Bát Tràng của người nghệ nhân


Không phải một nơi nào khác mà lại là 
làng gốm Bát Tràng, nổi tiếng không chỉ trong nước mà còn trên thị trường quốc tế như NhậtHànĐài LoanMỹ…Điều quan trọng đầu tiên để hình thành nên các lò gốm để làm nên ấm chén Bát Tr... Hà Nội là nguồn đất sét làm gốm. Những trung tâm sản xuất gốm thời cổ thường là sản xuất trên cơ sở khai thác nguồn đất tại chỗ. Làng gốm Bát Tràng cũng vậy, sở dĩ dân làng Bồ Bát chọn khu vực làng Bát Tràng hiện nay làm đất định cư phát triển nghề gốm vì trước hết họ đã phát hiện ra mỏ đất sét trắng ở đây. Đến thế kỉ 18, nguồn đất sét trắng tại chỗ đã cạn kiệt nên người dân Bát Tràng buộc phải đi tìm nguồn đất mới. Không giống như tổ tiên, dân Bát Tràng vẫn định cư lại ở các vị trí giao thông thuận lợi và thông qua dòng sông bến cảng, dùng thuyền toả ra các nơi khai thác các nguồn đất mới. Từ Bát Tràng ngược sông Hồng lên vùng Sơn Tây, Phúc Yên, rẽ qua sông Đuống, xuôi dòng Kinh Thầy đến Đông Triều, khai thác đất sét trắng ở Hồ Lao, Trúc Thôn.



Đất sét Bát Tràng


Đất sét Trúc Thôn có độ dẻo cao, khó tan trong nước, hạt mịn, màu trắng xám, độ chịu lửa ở khoảng 1650°C. Thành phần hoá học (tính trung bình theo % trọng lượng) của đất sét Trúc Thôn như sau: Al203: 27,07; Si02: 55,87; Fe203 1,2; Na2O 0,7; CaO 2,57; MgO 0,78; K2O: 2,01; Ti02: 0,81. Tuy là loại đất tốt được người thợ gốm Bát Tràng ưa dùng nhưng sét Trúc Thôn cũng có một số hạn chế như chứa hàm lượng oxit sắt khá cao, độ ngót khi sấy khô lớn và bản thân nó không được trắng.



Đất sét Bát Tràng


Thừa hưởng từ những điều kiện tự nhiên và với tâm huyết nghề tồn tại hàng trăm năm nay, người dân ở đây đã cho ra đời nhiều sản phẩm nghệ thuật sắc sảo, cầu kì. Đặc biệt là 
bộ ấm chén gốm ...t Tràng được sử dụng trong đời sống người dân cả nước, là một sản phẩm yêu thích trong mắt những người đam mê trà.

Lộc Tân Cương ...cao cấp
Các sản phẩm trong tin đăng
Thông tin shop bán
Bấm gọi

Thông tin shop bán