Mình ở Lào Cai chuyên bán Táo mèo các loại

50.000
ID tin: 1396137Gửi lúc: 09:06, 10/09Toàn quốc
Đã xem: 27740 Bình luận: 15
Lưu tin
Tổ 11 - Thị trấn SaPa - Lào Cai

Shop của mình kinh doanh các mặt hàng - Táo mèo các loại Táo mèo tươi, Táo mèo khô, mứt táo mèo, chuối hột rừng, các đặc sản của núi rừng Tây Bắc ......  rất chất lượng, giá cả bán rất phải chăng.  
- Táo mèo 50.000/Kg ->60.000/Kg loại quả tươi, còn loại khô giá 60.000/1kg (hay còn gọi là quả chua chát dùng để ngân đường, rượu uống đều ăn ngủ tốt).
- Chuối hột rừng 65.000/1kg
 
Ai có nhu cầu call cho em nhé:  0917 328 388; 01636 219 899 (Từ 17h đến 22h) em tên Hà sinh năm 1984 ạh!!!!!

Các bác ở nơi khác: mua hàng bằng cách sau:

- Cách 1: Khách hàng tại Hà Nội: Khi Nhận hàng thì trả tiền cho Hãng xe Sao Việt tại số 789 Giải Phóng hoặc số 7 Phạm Văn Đồng


- Cách 2: Khách hàng tại các tỉnh: Khi Nhận hàng thì trả tiền cho nhân viên Bưu điện bằng hình thức phát hàng thu tiền COD của Bưu điện (Đơn hàng dưới 500K)


- Cách 3: Chuyển khoản 100% tiền sản phẩm + Tiền gửi hàng (chuyển phát nhanh or bưu phẩm or bưu kiện, or ô tô) cho em rồi em sẽ gửi sản phẩm qua chuyển phát nhanh, chỉ 1 > 3ngày là các bác nhận đc. 



 các Bác chuyển tiền vào một trong các tài khoản sau:

- Ngân hàng Techcombank Cam Đường - Chi nhánh Lào Cai 
Số TK: 11823 07967 7017

 

- Ngân hàng No & PTNT tỉnh Lào Cai:
 Số TK: 8800 205 019 080

Chủ tài khoản:  Trần Thị Hà


Một đặc sản mà khách du lịch Sa Pa thường mang về làm quà là táo mèo, được giới thiệu có tác dụng bổ dưỡng cơ thể, giúp người sau bệnh ăn uống ngon miệng, đồng thời lại có tác dụng giảm cân, giảm mỡ máu cho người thừa cân béo phì. 

 

Táo mèo không những là vị thuốc có tác dụng giúp tiêu hoá, mà còn có khả năng phòng chống các rối loạn chuyển hoá lipid, giảm mỡ máu, điều hoà hoạt động tim mạch.

 

Táo mèo là tên người H’Mông gọi quả sơn tra (Fructus Crataegi) thu hái từ một số cây thuộc chi sơn tra (Crataegus), họ hoa hồng (Rosaceae). Chi sơn tra có khoảng 280 loài, phân bố ở nhiều quốc gia: Nga, Ba Lan, Hungary, Ðức, Anh, Thuỵ Sĩ, Pháp, Trung Quốc, Hàn quốc, Nhật bản, Việt Nam… trong đó, quả của cây C. pinnatifida, C. monogyna , C. oxycantha và C. laevigata được sử dụng nhiều nhất.

 

Tuỳ theo quốc gia mà cách phát âm tên vị thuốc khác biệt ít nhiều. Chẳng hạn, người châu Âu gọi sơn tra là Hawthorn, người Trung quốc gọi là Shanzha, người Nhật bản gọi là Sanzashi, người Hàn Quốc gọi là Sansaja… Ở Việt Nam, cây sơn tra mọc tự nhiên và trồng ở các tỉnh Lạng Sơn, Lai Châu, Lào Cai, Sơn La… trên các dãy núi cao 1.500 – 2.000m. Tiếng dân tộc H’Mông gọi sơn tra là Tu di, tức táo mèo.
Giúp ăn uống ngon miệng
Theo y học cổ truyền, sơn tra có vị chua ngọt, tính hơi ấm, quy kinh can, tỳ, vị, thuộc nhóm thuốc tiêu thực hoá tích, giúp tiêu hoá do tăng bài tiết axit mật và pepsin dịch vị. Công dụng chủ yếu là điều trị các chứng rối loạn tiêu hoá do ăn nhiều thịt, dầu mỡ, trẻ em ăn sữa không tiêu… Đây chính là tác dụng giúp ăn uống ngon miệng của vị thuốc này.

 

Thực nghiệm invivo cho thấy dịch chiết sơn tra có tác dụng ức chế trực khuẩn E.coli, trực trùng lị, bạch hầu, thương hàn, tụ cầu vàng khá mạnh. Khi sao đen (sơn tra thán) có thể hấp thu hầu hết độc tố của vi khuẩn và các chất hoại tử, làm giảm kích thích thành ruột, giảm nhu động ruột, cầm tiêu chảy, kiết lị do nhiều nguyên nhân khác nhau.

 

Hạ mỡ máu, kháng khuẩn, bảo vệ gan

 

Nghiên cứu hiện đại cho thấy, sơn tra có tác dụng kháng khuẩn, cường tim, làm giãn động mạch vành, chống rối loạn nhịp tim, hạ áp, bảo vệ tế bào gan, tăng cường công năng miễn dịch, trấn tĩnh an thần, chống co thắt, ức chế quá trình ngưng tập tiểu cầu, điều chỉnh rối loạn lipit máu, xơ vữa động mạch, huyết áp cao, phòng ngừa đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, béo phì, lị trực khuẩn cấp, viêm ruột cấp, tiêu chảy do nhiễm giun sán, viêm cầu thận cấp và mạn tính, hậu sản, ứ trệ gây đau bụng…

 

Các nhà y học Trung Quốc đã dùng viên Sơn Tra Giáng Mỡ (mỗi viên chứa 0,06g bột chiết sơn tra) điều trị rối loạn lipit máu với liều uống mỗi ngày ba lần, mỗi lần hai viên, liệu trình bốn tuần. Kết quả cho thấy, nồng độ cholesterol và triglycerid huyết thanh giảm với tỷ lệ 76% và 88%. Người châu Âu đã sử dụng sơn tra để làm thuốc từ thế kỷ thứ nhất trước Công nguyên. Đến thập niên 70 của thế kỷ trước, vai trò của sơn tra trong việc tăng cường chức năng tuần hoàn, giảm mỡ máu, giãn mạch, điều hoà huyết áp đã được chứng minh. Chiết xuất sơn tra có mặt trong hơn 100 đặc chế trị bệnh tim mạch như: Crataegutt, Eurython, Esbericard, Cratamed...

 

Chất nào trong táo mèo bảo vệ tim mạch?

 

Theo TS Dharmananda (giám đốc viện Y học cổ truyền, Portland, Oregon) các tác dụng sinh học của sơn tra có liên quan đến bốn nhóm hợp chất chủ yếu: các flavonoid (hyperoside, luteolin-7-glucoside, rutin, quercetin, vitexin, vitexin rhamnosides), Oligomeric procyanidins và flavans (catechin, epicatechin polymers), các dẫn xuất Triterpene (oleanolic axit, ursolic axit), các axit hữu cơ (citric, tartaric, ascorbic), các phenolic đơn giản (chlorogenic axit, caffeic axit). Các flavonoid làm gia tăng lưu lượng máu qua động mạch vành, tăng nhịp tim, giãn mạch vành, giảm xơ vữa động mạch. Sơn tra còn cho tác dụng tốt trong các trường hợp nghẽn mạch máu tim. Kết quả thực nghiệm tại phòng thí nghiệm dược lý – viện cây thuốc và tinh dầu Nga cho thấy chiết xuất sơn tra có đặc tính chống nghẽn mạch rõ rệt; cải thiện việc đưa oxy về tế bào cơ tim; giảm cholesterol, triglycerid, độ quánh của máu và fibrinogen…

 

Nhiều thử nghiệm lâm sàng cũng đã chứng minh tác dụng bảo vệ tim của chiết xuất sơn tra: tăng cường tuần hoàn tim và não bộ trong các trường hợp nghẽn mạch, đau thắt ngực, tăng huyết áp, chậm nhịp tim. Các amin trong sơn tra có tác dụng tăng cường hoạt động cơ tim, nên vị thuốc này khá hiệu quả với các trường hợp suy tim (được chỉ định cho suy tim độ 1 và 2, đau thắt ngực, chậm nhịp tim).

 

Tóm lại, sơn tra không những là vị thuốc có tác dụng giúp tiêu hoá, mà còn có khả năng phòng chống các rối loạn chuyển hoá lipid, giảm mỡ máu, điều hoà hoạt động tim mạch. Tuy nhiên, nếu đang điều trị bệnh tim mạch, người dùng cần tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị trước khi sử dụng sơn tra.

                                             PGS.TS.DS Nguyễn Phương Dung
                                                            Theo - Sài Gòn Tiếp Thị

 

Cách làm giấm táo 1: Một cân táo ngâm nước muối hơi mặn khoảng 15 phút để diệt khuẩn rồi vớt ra để ráo. Bổ nhỏ táo, để cả hột, cho 3 lít nước sôi để nguội còn âm ấm với 2 quả chuối tây, đựng trong lọ thủy tinh, bịt lọ bằng vải màn. Sau một tháng lọc lấy nước giấm táo dùng dần. Giấm có màng là tốt. Thấy có muỗi bay ra là giấm hỏng, phải làm lại.

 

Dưới đây là vài bài thuốc từ táo mèo:

 

Chữa trị chứng đầy bụng: Bạn lấy 30g táo mèo khô, sắc lấy nước uống thay trà trong ngày, cần uống 2-3 ngày.

 

- Chữa rối loạn mỡ máu: Bạn lấy 50g táo mèo thái phiến đem nấu với 50g gạo tẻ thành cháo. Sau đó, bạn cho đường phèn vừa ngọt, chia vài lần ăn trong ngày.

 

- Trị huyết áp cao, phòng biến chứng: Bạn sao đen 12g táo mèo, 12g thảo huyết minh, 9g hoa cúc trắng. Sau đó, bạn tán nhỏ hãm với nước sôi trong bình kín khoảng 20 phút, có thể uống thay trà trong ngày.

 

Ngoài các cách chữa bệnh trên, bạn có thể học theo bí quyết của người Vermont, dùng giấm táo mèo để giữ gìn sức khỏe như sau:

 

- Trị đau họng: Bạn súc họng 1 lần/ giờ bằng cốc nước có pha một thìa giấm táo và mật ong.

 

- Viêm xoang, chảy nước mũi, nước mắt: Mỗi ngày, vào bữa ăn, bạn uống một cốc nước có pha hai thìa giấm táo, một ít mật ong và nhai thêm một miếng sáp ong (nhả bã).- Đau nhức: Bạn lấy lòng đỏ trứng gà đánh với một thìa lớn giấm táo và một thìa nhỏ tinh dầu thông bôi lên vùng da nơi đau nhức và xoa mạnh.

 

- Đau bàng quang: Mỗi bữa ăn, uống một cốc nước có pha hai thìa nhỏ giấm táo và mật ong, khi tiểu sẽ tốt hơn.

 

- Mất ngủ, suy nhược mãn tính: Bạn chuẩn bị một bình nước pha sẵn ba thìa nhỏ giấm táo và một ít mật ong cạnh giường ngủ . Trước khi ngủ, bạn uống hai thìa nhỏ. Thông thường chỉ sau nửa giờ là bạn đã chìm vào giấc ngủ.

 

Nếu sau một giờ, bạn vẫn thức, bạn có thể uống tiếp hai thìa nữa. Cứ mỗi lần thức giấc, khó ngủ lại uống tiếp hai thìa. Thuốc ngủ này lành, có thể dùng lâu dài.
Cách làm giấm táo mèo

 

Bạn lấy một cân táo chín hườm, rửa sạch bằng nước muối hơi mặn, để ráo nước rồi bổ nhỏ ra, lấy cả hạt, ngâm với 3 lít nước sôi hơi ấm. Tiếp đó, bạn cho vào hai quả chuối sứ, bịt kín bằng vải màn. Sau một tháng, lọc lấy nước giấm táo. Giấm có màng là đạt yêu cầu.

Đau họng, viêm amidan: Pha một thìa cà phê giấm táo vào một cốc nước ấm, súc miệng. Còn một ít thì ngậm nuốt từ từ. Mỗi giờ súc miệng và ngậm nuốt một lần. Bắt đầu đỡ thì 2 giờ làm một lần. Sau 24 giờ, bệnh sưng họng do vi khuẩn streptocoques sẽ khỏi. Nếu bị sưng amidan, sau 12 giờ cũng khỏi.

Viêm thận, bàng quang, đái rắt, đái buốt, nước tiểu có mủ: Cho 2 thìa cà phê giấm táo trong cốc nước, uống trong mỗi bữa ăn, dùng đều dặn hằng ngày. Những bệnh khác như suy nhược cơ thể, đau đầu mạn tính, chóng mặt, huyết áp cao hoặc thấp; béo bệu, tim đập nhanh, rối loạn nhịp tim, tim ngoại tâm thu... đều dùng giấm táo rất tốt

 

+ Dùng 30gr táo mèo sắc nước uống thay trà trong ngày để chữa ăn uống không tiêu, bụng đầy, tức, đau.

+ Dùng 200gr táo mèo, rửa sạch, bỏ hạt ngâm với 300 ml rượu trắng (chú ý ngày lắc bình 1 lần). Sau một tuần đem ra uống. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 10-15 ml. Sau khi uống hết rượu, trái táo mèo còn lại trộn với đường kính ăn dần. Bài thuốc này chữa toàn thân đau mỏi hiệu quả và có tác dụng tăng cường khả năng tiêu hóa, bảo vệ gan, chống ung thư,hạ huyết áp, chống oxy hóa .

+ Mỗi ngày ăn 5-7 quả táo mèo, hoặc dùng 10-15 quả sắc nước uống để chữa gan nhiễm mỡ.

+ Táo mèo 15gr, lá sen 15gr sắc nước uống thay trà trong ngày để chữa cao huyết áp, mỡ máu cao. 
Ngoài ra, người ta còn sử dụng quả táo mèo để ngâm rượu hay làm giấm táo mèo kết hợp với mật ong. Giấm táo mèo - mật ong có thể có tác dụng với bệnh nhân bị suy nhược mạn tính,giúp tăng huyết áp, chữa ho, viêm amidan.

 

- Béo phì, thừa cân: Mỗi ngày, bạn có thể uống hai thìa nhỏ giấm táo pha vào một cốc nước. Bạn nên uống sau mỗi bữa ăn.

 

- Bệnh zona: Bạn bôi giấm táo nguyên chất lên chỗ đau ban ngày 4 lần, ban đêm 3 lần. Sau khi bôi, bạn đắp khăn thấm giấm táo. Cảm giác đau sẽ dịu và chóng lên da non.

 

- Chốc lở đầu trẻ em: Bạn bôi giấm táo vào nơi có mụn sáu lần/ ngày, cách 2-3 giờ. Bệnh sẽ khỏi sau 2-3 ngày.

2. Chuối hột rừng:
- Tác dụng: Trị bệnh đau lưng, bổ thận, chữa vô hóa cột sống, và một số tác dụng khác, đặc biệt rất tốt cho người chung tuổi, người già
- Cách ngâm rượu: Gồm 1,5kg Chuốt hột rừng chín để vỏ thái lát mỏng phơi khô và 4 lạng Đỗ đen sao vừa tầm ngâm với 5(lít) Rượu nếp quê (loại 46) nguyên chất, được ngâm trong một bình thuỷ tinh đẹp.

HÌNH THỨC THANH TOÁN:
- Khách hàng ở các tỉnh chuyển khoản trước vào tài khoản sau:
- Ngân hàng Techcombank Cam Đường - Chi nhánh Lào Cai 
Số TK: 11823 07967 7017

- Ngân hàng No & PTNT tỉnh Lào Cai:
 Số TK: 8800 205 019 080

Chủ tài khoản:  Trần Thị Hà

HÌNH THỨC VẬN CHUYỂN:

 - Các bác ở nơi khác chuyển khoản 100% tiền sản phẩm + Tiền gửi hàng vào tài khoản cho em rồi em sẽ gửi sản phẩm qua Bưu điện hoặc đường ô tô chỉ 1 > 3ngày là các bác nhận được.

 

 

Thông tin shop bán
hatranlc 01636219899
Tổ 11 - Thị trấn SaPa - Lào Cai
Bấm gọi

Thông tin shop bán
hatranlc 01636219899
Tổ 11 - Thị trấn SaPa - Lào Cai