Bán kỳ đà sống, mật kỳ đà làm thuốc
Mật kỳ đà là một vị thuốc quý, hiếm, được lấy từ túi mật của con kỳ đà. Đó là một loài động vật sống hoang dã ở rừng núi. Kỳ đà có 2 – 3 loại. Mật kỳ đà nào cũng dùng được, nhưng tốt và phổ biến hơn là mật kỳ đà mốc còn gọi còn gọi là kỳ đà vằn, kỳ đà nước.
Kỳ đà mốc (Varanus salvator Laurenti) là loài bò sát cỡ lớn. Thân dài tới 2m kể cả đuôi, phủ vảy nhỏ, đầu nhỏ, mõm dài nhọn, cổ to, lưỡi chẻ đôi ở đầu như lưỡi rắn. Chân có móng sắc. Đuôi dài, dẹt và thuôn nhọn, xen kẽ những vòng vàng và đen. Sống lưng và sống đuôi nổi rõ. Da màu xám, xanh và vàng.Người ta thường lấy túi mật ở những con kỳ đà lớn, buộc chặt miệng túi để nước mật khỏi chảy mất, treo ở chỗ thoáng gió, râm mát hoặc trên giàn bếp cho khô, rồi bảo quản trong hộp kín có vôi cục để hút ẩm.
Về thành phần hóa học, mật kỳ đà chứa acid mật, muối mật có cấu trúc steroid.
Theo y học cổ truyền và kinh nghiệm dân gian, mật kỳ đà có vị hơi ngọt, cay, không độc và đặc biệt không đắng như mật của các động vật khác, có tác dụng thông kinh, thanh nhiệt, giải độc, chống co thắt và co giật. Dược liệu được dùng trong những trường hợp sau:
Chữa sài giật trẻ em: Lấy nửa bát nước đun sôi để nguội, hòa vào 5 – 7g mật kỳ đà. Lá găng trắng và lá tiết dê, mỗi thứ 20g để tươi, rửa sạch, vò lấy nước cốt. Trộn hai nước lại cho trẻ uống làm hai lần, đồng thời lấy bã lá đắp vào trán.
Chữa tắc kinh: Mật kỳ đà phối hợp với hạt chanh và hạt cau khô, mỗi thứ 7g, giã nhỏ, hòa với rượu, gạn uống trong ngày.
Chữa rắn cắn: Mật kỳ đà 7g, mật ong 7ml, dịch chanh 3ml, nước sôi để nguội 15ml. Trộn chung, khuấy đều, uống làm 2 lần trong ngày.
Chữa hen suyễn: Dùng một cái mật kỳ đà chia thành liều nhỏ, uống trong 7 – 10 ngày.
Người ta còn cho rằng mật kỳ đà có khả năng chữa được bệnh động kinh. Chưa thấy tài liệu nào kiểm chứng bằng thực nghiệm khoa học.