Trẻ chậm tăng cân do những lỗi mẹ mắc phải khi nấu ăn

450.000
ID tin: 3657424Gửi lúc: 16:26, 07/06Toàn quốc
Đã xem: 38 Bình luận: 0
Lưu tin
chinhsabina

Rất nhiều mẹ phải đau đầu nghĩ ra đủ cách để cho con ăn, bổ sung dinh dưỡng thế nào cho đúng. Nhưng bên cạnh đó, việc cân nặng của con dậm chân tại chỗ là do trong khi nấu nướng mẹ không để ý khi cho bé ăn đồ nghiền nhuyễn quá lâu, hay nấu cháo bằng nước xương,…Trẻ chậm tăng cân do những lỗi mẹ mắc phải khi nấu ăn như sau:

1. Chỉ nấu cháo bằng nước xương hầm
Nhiều mẹ nghĩ rằng việc dùng nước xương hầm nấu cháo cho con ăn là đúng bởi nước xương đã có đầy đủ chất dinh dưỡng khi được hầm và bé hấp thu đầy đủ các chất này. Tuy nhiên nước hầm xương chỉ có tác dụng cho vị ngọt và mùi thơm cho cháo, chất đạm thì vẫn còn trong xác thịt, xương. Vì vậy, mẹ nên cho bé ăn cả xác lẫn nước để đề phòng chậm tăng cân.

 

Ảnh số 1

Các mẹ có thể bắt đầu ninh xương nấu cháo khi bé được 8 tháng tuổi. Thay vì chọn ninh xương ống vì xương ống nhiều mỡ, mẹ nên chọn mua xương hom, xương sườn lợn, xương chân gà hoặc xương cá, vỏ tôm… Khi ninh xương các mẹ cần để mở vung, hớt bọt và lọc váng mỡ thật kỹ.

Ngoài ra các mẹ cần phải cho con ăn cả phần xác bằng cách băm nhuyễn, cắt nhỏ, nấu mềm… Trong một tuần nên ninh xương nấu cháo cho con từ 1-2 lần để bé không chán ăn.

2. Bổ sung quá nhiều đạm trong khẩu phần ăn của con
Theo như BS Đinh Thị Kim Liên (Trưởng khoa Dinh dưỡng, BV Bạch Mai) cảnh báo: Nếu cho trẻ ăn quá nhiều đạm sẽ không tốt vì trong quá trình tiêu hóa, chất đạm tạo ra nhiều sản phẩm trung gian gây độc. Từ đó gây gánh nặng cho gan và thận, khiến cơ thể trẻ mệt mỏi.

Cho trẻ ăn quá nhiều đạm dẫn đến tình trạng tiêu hóa kém, chán ăn, táo bón ở trẻ. Do đó, các mẹ nên lưu ý đến khẩu phần ăn của trẻ cần có sự cân đối giữa chất đạm, béo và đường bột. Bên cạnh đó, việc ăn nhiều đạm khiến trẻ khó hấp thu các loại vitamin, không cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể vì chất đạm sinh rất ít năng lượng.

Ảnh số 2

Các mẹ có thể tính nhu cầu đạm của bé trong một ngày như sau: Trẻ dưới 6 tháng: 20 – 22g đạm; trẻ từ 6 – 12 tháng cần từ 23 -25g đạm; trẻ từ 1- 3 tuổi cần từ 28 – 30g; trẻ từ 4 -6 tuổi cần từ 36 – 40g; trẻ từ 7 – 9 tuổi cần từ 40 – 45g và trẻ trên 10 tuổi có nhu đạm là 50 – 60 gam (Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia).

3. Cho bé ăn đồ nghiền nhuyễn quá lâu
Làm sao bé tăng cân được nếu mẹ lạm dụng máy xay sinh tố trong khi chế biến đồ ăn. Điều này dẫn đến tình trạng nhiều trẻ lớn 3-4 tuổi, mọc đầy đủ răng rồi vẫn phải ăn đồ nghiền nhuyễn, nếu đồ ăn lợn cợn là bị nôn ói.

Việc này còn dẫn đến tình trạng trẻ không có phản xạ nhai, dịch vị không được kích thích nên không cảm nhận mùi vị thức ăn, không cảm nhận được sự ngon của thức ăn, tình trạng kéo dài dẫn đến trẻ biếng ăn.

 Ảnh số 3

Do đó các mẹ cần tập cho trẻ ăn thức ăn phù hợp với độ tuổi. Ví dụ: Khi trẻ 6 tháng tuổi thì tập ăn bột loãng rồi sệt dần, 7-8 tháng ăn cháo nhuyễn hoặc bột đặc, 2 tuổi mọc đủ răng hàm thì ăn cơm. Mỗi khi chuyển chế độ ăn, trẻ sẽ ăn được ít chỉ vài thìa nhưng dần sẽ quen.

Ngoài ra, các mẹ nên bổ sung đủ chất dinh dưỡng để con phát triển khỏe mạnh như dùng thực phẩm bảo vệ hỗ trợ với thành phần lành tính, hỗ trợ tiêu hóa để giúp bé ăn ngon hơn một cách tự nhiên, an toàn bền vững, hỗ trợ tăng chiều cao, mát gan, bảo vệ gan, giảm mề đay, tăng cường sức đề kháng, tốt cho trẻ em giai đoạn phát triển

Ảnh số 4

Hy vọng các mẹ sẽ không phải mắc những lỗi này để trẻ có thể phát triển một cách tốt nhất.

Chúc các bé hay ăn chóng lớn!

Thông tin shop bán
Bấm gọi

Thông tin shop bán