Tổng quan về du lịch quần đảo Côn Đảo
Côn Đảo là một quần đảo nằm ở phía Đông-Nam của Việt Nam, cách Vũng Tàu 97 hải lý và cách thành phố Hồ Chí Minh 120 hải lý. Côn Đảo gồm có 16 hòn đảo lớn nhỏ, với diện tích 76 km2. Trong đó đảo lớn nhất là đảo Côn Sơn, có diện tích 51 km2. Dân số khoảng 6.000 người (tính đến cuối năm 2010).
Nhìn trên bản đồ, Côn Đảo giống như một chú gấu vươn mình ra biển Đông, nổi tiếng với nhiều bãi biển đẹp, nước biển trong xanh và bờ cát dài… được che mát bởi những hàng cây Bàng cổ thụ. Côn Đảo còn là vườn Quốc gia với rừng nguyên sinh và thảm động thực vật phong phú và đa dạng với nhiều loài cá đủ màu bơi tung tăng bên những rạn san hô nhiều tầng và đầy màu sắc. Rừng có nhiều chủng loại phong lan, động vật rừng có sóc đen, sóc đỏ dạ, chim gầm gì… Đặc biệt Côn Đảo là một trong những nơi duy nhất tại Việt Nam về bảo tồn bò biển (Dugong), cá heo, các loại rùa biển (Vích)...
Côn Đảo từng được biết đến như là nơi nuôi dưỡng tinh thần cách mạng kiên cường của những nhà cách mạng, những người yêu nước Việt Nam. Ngày nay, Côn Đảo thật sự là một thiên đường để khám phá. Người dân Côn Đảo hiếu khách, hiền lành và thân thiện tạo cho du khách cảm giác như là nhà của mình khi đặt chân đến đây.
Đến với Côn Đảo để tìm về nơi thiêng liêng, hãy thắp nén nhang nghĩa tình trong nghĩa trang Hàng Dương. Bảo tàng Côn Đảo là nơi lưu giữ hiện vật, hình ảnh lịch sử của đảo, nào là chuồng cọp, chuồng bò, cầu Ma Thiên Lãnh...
Đến Côn Đảo là tìm đến thiên nhiên hoang sơ, chiêm ngưởng khu rừng nguyên sinh Ông Đụng, Sở Rẩy. Câu cá tại hòn Bông Lan, câu mực ở mủi tàu Bể, lặn snorkelling, diving tại hòn Tre, xem rùa đẻ vào ban đêm tại hòn Bảy Cạnh...
Quần đảo Côn Đảo gồm 16 hòn đảo với các đảo nhỏ sau đây:
- Côn Lôn hay Côn Sơn, Phú Hải, 51,52km²
- Hòn Côn Lôn Nhỏ, hay Hòn Bà, Phú Sơn, 5,45km²
- Hòn Bảy Cạnh, hay Hòn Bãi Cạnh, Phú Hòa, 5,5km²
- Hòn Cau, hay Phú Lệ 1,8km²
- Hòn Bông Lan, hay Bông Lang, Bông Lau, Phú Phong, 0,2km²
- Hòn Vung, hay Phú Vinh 0,15km²
- Hòn Ngọc, hay hòn Trọc, hòn Trai, Phú Nghĩa, 4,4km²
- Hòn Trứng, hay hòn Đá Bạc, hòn Đá Trắng, Phú Thọ, 0,1km²
- Hòn Tài Lớn, hay Phú Bình 0,38km²
- Hòn Tài Nhỏ, hay Hòn Thỏ, Phú An, 0,1 km²
- Hòn Trác Lớn, hay Phú Hưng 0,25km²
- Hòn Trác Nhỏ, hay Phú Thịnh 0,1km²
- Hòn Tre Lớn, hay Phú Hòa 0,75km²
- Hòn Tre Nhỏ, hay Phú Hội, 0,25km²
- Hòn Anh, hay Hòn Trứng Lớn
- Hòn Em, hay Hòn Trứng Nhỏ.
Xem thêm: >> An Sơn Miếu...Phi Yến
Dưới đây là thông tin chi tiết về 16 các hòn đảo lớn nhỏ khác nhau:1. Đảo Côn Sơn (Đảo Côn Lôn):
Là đảo chính, có diệt tích lớn nhất với diện tích 51,52 km2 , chiều dài 15km, chiều ngang chỗ rộng nhất là 9km, chỗ hẹp nhất khoảng 1km. Với địa hình dạng núi thấp hình cánh cung nghiêng từ hướng Tây Nam sang Đông Bắc, với đỉnh cao nhất là đỉnh núi Thánh Giá 577 m. Tất cả cư dân Côn Đảo đều sống tại đảo Côn Sơn.
2. Hòn Bảy Cạnh:Cách Côn Sơn 7 km về phía Đông, diện tích 5,5 km2 nằm trước thị trấn Côn Đảo. Ở đây có ngọn Hải Đăng do người Pháp xây dựng từ năm 1883, nằm ở đỉnh núi phía đông của đảo trên độ cao 180 m, hiện nay ngọn Hải Đăng này vẫn đang hoạt động với tầm bán kính 72 km hướng dẫn tàu thuyền hoạt động khu vực vùng biển Côn Đảo. Đây là hòn có số lượng rùa biển lên đẻ nhiều nhất trong 16 hòn đảo.
3. Hòn Bà (Hòn Côn Lôn Nhỏ):Diện tích 5,45 km2, chỉ cách đảo Côn Sơn về phía Tây Nam bởi một khe nước khoảng 20m còn được gọi là Họng Đầm (hay Cửa Tử). Hòn Bà là nơi chúa Nguyễn Ánh truyền lệnh giam thứ phi Hoàng Phi Yến vào một hang đá trên hòn đảo này, từ đó có địa danh Hòn Bà.
4. Hòn Cau:Diện tích 1,8 km2, nằm cách đảo Côn Sơn 12km về hướng Đông Bắc. Nơi đây có một trại giam tù lao động khổ sai. Những năm đầu thập niên 1930, thực dân pháp đã chuyển toàn bộ tù nhân về đảo chính và đưa toàn bộ bệnh nhân phong hơn 120 người ở nhà thương cùi ra cách ly nơi đây, đến năm 1945 toàn bộ bệnh nhân phong đã chết. Hòn Cau có bài biển cát mịn trắng chạy dài, và tại hòn này có rừng dừa và chuối tươi xanh quanh năm.
5. Hòn Tre Lớn:Diện tích 0,750 km2, nằm về hướng Tây Bắc của đảo Côn Sơn, ở đây có rất nhiều Tre rừng. Năm 1930- 1931 thực dân pháp đã dùng hòn Tre lớn làm nơi lưu đày tù chính trị như ở Hòn Cau. Nơi đây đồng chí Lê Duẩn bị thực dân pháp đày ải làm khổ sai một thời gian.
>> Quý khách có thể Các địa điểm t...Côn Đảo của Litchee Travel.
6. Hòn Tre Nhỏ:Diện tích 0,250 km2, hòn này là một trong những hòn có chim yến làm tổ và là sân chim lớn thứ 2 (sau hòn Trứng).
7. Hòn Bông Lan:Diện tích 0,200km2 , là hòn đảo nhỏ có hình dạng như chiếc bánh bông lan, nằm kề hòn Bảy Cạnh về hướng Đông Nam. Bông Lan là nơi có số lượng chim yến làm tổ nhiều nhất trong 16 hòn.
8. Hòn Tài Lớn:Diện tích 0,380km2
9. Hòn Tài Nhỏ:Diện tích 0,100km2
10. Hòn Trác Lớn:Diện tích 0,250km2
11. Hòn Trác Nhỏ:Diện tích 0,100km2 Bốn hòn đảo này là một chuỗi đảo liên tiếp nối với hòn Bông Lan trải dài từ Đông Bắc xuống Tây Nam che chắn bên ngoài hòn Côn Lôn.
12. Hòn Vung:Diện tích 0,150km2 nằm về hướng Tây Nam của đảo Chính, tiếp giáp với Hòn Bà, hình dạng như chiếc vung nồi úp chụp lên mặt biển xanh.
13. Hòn Trọc:Diện tích 0,400km2 còn gọi là Hòn Trai, nằm về hướng Tây Nam của hòn Côn Lôn.
14. Hòn Trứng:Diện tích: 0,1km2, còn gọi là hòn đá bạc, nằm ở hướng Đông bắc của hòn Chính. Ở đây không có cây cối lớn, chỉ có cỏ dại mọc thưa thớt, nhưng là nơi xây tổ của những loài chim biển, điều đó đã biến hòn đảo này thành một sân chim nổi giữa bển Đông.
15. Hòn Anh ( Hòn Trứng lớn ) 16. Hòn Em ( Hòn Trứng Nhỏ) :Hai hòn đảo này nằm về phía Tây Nam của hòn Côn Sơn, khoảng cách gần 25 hải lý.
Xem thêm: >> Bãi Đầm Trầ...m Trầu.
Vị trí địa lý đảo Côn ĐảoCôn Đảo nằm ở 106036’ kinh độ Đông, 8046’ vĩ độ Bắc, nằm ở hải lý 117 phía Nam thành phố Hồ Chí Minh, và cách Singapore 600 hải lý, Côn Đảo là quần đảo quyến rũ gồm 16 hòn đảo kín đáo dày đặc thực vật và được bao quanh bởi những vùng biển cạn (blue-green).
Phương tiên đến và đi lại tại Côn Đảo:Đường hàng không
Hiện nay, chỉ có duy nhất Vietnam Airlines kết hợp với Vasco thực hiện đường bay ra Côn Đảo. Bạn có thể bay thẳng từ TP HCM hoặc Cần Thơ ra Côn Đảo. Nếu từ Hà Nội, bạn phải transit ở một trong hai nơi kể trên. Trong đó, từ TP HCM ngày nào cũng có từ 4-5 chuyến bay, khách được đem tối đa 20 kg hành lý ký gửi và 7 kg hàng lý xách tay miễn phí. Thời gian bay khoảng 55 phút.
Đường thủy:
Ngoài phương tiện máy bay, Quý khách còn có một phương tiện tiết kiệm hơn, đó là đi tàu khách từ cảng Cát Lở (Vũng Tàu) ra cảng bến Đầm (Côn Đảo) và ngược lại. Tàu chuyên chở hành khách và hàng hóa gọn nhẹ, ngoài ra còn có thể chở được xe máy.
+ Tàu Côn Đảo 09 có sức chứa khoảng 238 giường là những phòng tập thể với khoảng 30 giường/phòng.
+ Tàu Côn Đảo 10 có sức chứa 140 giường. Mỗi phòng có từ 6 giường đến 10 giường.
Tuy nhiên có một điểm cần lưu ý khi quý khách quyết định chọn phương tiện này, đó là khả năng bị say sóng khi di chuyển. Vào mùa biển lặng (từ tháng 4 đến tháng 8 hàng năm) thì việc đi tàu ra Côn Đảo là một trải nghiệm thú vị; tuy nhiên từ tháng 9 cho đến tháng 3 thì việc đi tàu sẽ là một cực hình, nhất là đối với những khách bị say tàu xe.
Tàu xuất phát lúc 17h và khoảng 7h sáng hôm sau đến cảng Bến Đầm – Côn Đảo và ngược lại. Trên tàu có căn-tin nhỏ phục vụ các loại thức uống đóng chai, lon. Thức ăn chủ yếu là mì tôm và trứng gà luộc. Từ cảng bến Đầm đi vào trung tâm thị trấn Côn Sơn khoảng 12 km.
+ Giá vé tầu cao tốc: 350.000 đồng một lượt (khởi hành tại Vũng Tàu)
Ngoài ra, theo thông tin mới nhất từ công ty Cổ phần Tàu cao tốc Superdong – Kiên Giang thì tàu cao tốc Sóc Trăng đi Côn Đảo sức chứa 306 khách đã bắt đầu chạy từ ngày 14/7 với thời gian di chuyển là 2,5 tiếng. Lịch trình tuyến tàu cao tốc Superdong Côn Đảo – Sóc Trăng:
+ 08h00 từ Cảng Trần Đề(Sóc Trăng) → Cảng Bến Đầm(Côn Đảo).
+ 13h00 từ Cảng Bến Đầm(Côn Đảo) → Cảng Trần Đề( Sóc Trăng).
Và từ Quý I/2018, sẽ có 2 tàu chạy đối lưu Cảng Trần Đề (Sóc Trăng)↔ Cảng Bến Đầm (Côn Đảo) lúc 8h00 và 13h00.
+ Thời gian hành trình: khoảng 2 tiếng 30 phút.
+ Điện thoại đặt vé : (0299) 3.843.888 / ( 0299) 3.843.999
Xem thêm: >> Bảo Tàng Cô...Côn Đảo
Ở Côn Đảo: Du lịch Côn Đảo có lợi thế không khí mát lành, đường rộng vắng, thiên nhiên lãng mạn, rất thích hợp để thưởng ngoạn bằng vài vòng dạo xe máy. Có thể thuê xe tại khách sạn hay các điểm thuê xe máy, giá từ 100.000đ – 150.000đ/xe/ngày.
Khí hậu, thủy văn đảo Côn Đảo
Côn Đảo nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có 2 mùa rõ rệt là mùa mưa (từ tháng 5 tới tháng 11, có gió Tây Nam) và mùa khô (từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, có gió mùa đông bắc). Lượng mưa bình quân hàng năm là 2.200mm, cao nhất là tháng 10(348 mm)
Nhiệt độ trung bình năm là 26,9 °C. Tháng 5 oi bức, có lúc nhiệt độ lên đến 34 °C. Quần đảo Côn Đảo nằm ở vùng giao nhau giữa luồng hải lưu ấm từ phía nam và luồng hải lưu lạnh từ phía bắc. Nhiệt độ nước biển từ 25,7 °C đến 29,2 °C.
Tên gọi đảo Côn Đảo và ý nghĩa đảo Côn Đảo
Tên Côn Đảo có nguồn gốc Mã Lai, bắt nguồn từ danh xưng "Pulau Kundur" (nghĩa là "hòn Bí"). Người châu Âu phiên âm là "Poulo Condor". Sách sử Việt Nam thì gọi là "đảo Côn Lôn". Riêng tên tiếng Khmer của đảo là "Koh Tralach".
Thuở xưa, lúc bị quân Tây Sơn tấn công thì Nguyễn Ánh từng trốn ra Côn Đảo để tính kế phục thù. Tương truyền khi biết Pigneau de Behaine (Bá Đa Lộc) khuyên Nguyễn Ánh cầu viện sự giúp đỡ từ Pháp thì một vị thứ phi đã lên tiếng phản đối. Nguyễn Ánh đày bà ra đảo Côn Lôn Nhỏ, từ đó đảo này có tên gọi là hòn Bà.
Xem thêm: >>Bãi Đất Dốc ...Côn Đảo
Về các địa danh hòn Trác và hòn Tài, có nguồn giải thích rằng chúng bắt nguồn từ tên của hai anh em sinh đôi là Đặng Phong Tài và Đặng Trác Vân. Cả hai đều là tuỳ tùng phò vua Hàm Nghi chống thực dân. Năm 1899, Pháp đày Đặng Phong Tài ra Côn Đảo - nơi ông kết duyên cùng người con gái tên Đào Minh Nguyệt. Về sau, người em Đặng Trác Vân cũng bị đày ra đây. Người chị dâu nảy sinh tình ý với em chồng, khiến Vân dần cảm thấy lo ngại và bèn quyết định bỏ sang hòn đảo khác. Khi Tài lần sang đảo tìm em thì Vân lại bỏ đi đảo khác.
Lịch sử đảo Côn Đảo- 1284 : Marco Polo, người yêu thích phiêu lưu đã đỗ lại Côn Đảo để tránh một cơn bão.
- Đầu những năm 1500 : thủy chiến Bồ Đào Nha đến Côn Đảo đầu tiên.
- 1783 : chúa Nguyễn Ánh đến ẩn náu tại Côn Đảo.
- 28-11-1787 : hiệp ước Versailles được ký giữa vua Louis 16 và Pigneau De Béhaine, người nhân danh tướng Nguyễn Anh, công nhận quyền lợi của Pháp ở Côn Đảo.
- 28-11-1861 : Pháp chiếm giữ và sử dụng Côn Đảo.
- 20-3 đến 19-4-1895 : Tại Côn Đảo, Camille Saint Saens, nhà soạn nhạc nổi tiếng, hoàn tất 3 chương cuối bản opera nổi tiếng Brunenhilda.
- 1862 đến 1975 : Côn Đảo là nhà tù dành cho những ai chống lại thực dân Pháp và chế độ Sài Gòn cũ.
- 1975 đến nay : Côn Đảo vẫn là 1 hòn đảo êm ả cho những ai yêu thiên nhiên và là nơi gặp gỡ cho những cụ tù cách mạng.
Khách sạn – Ăn uống
+ Nếu bạn muốn ở khách sạn có bãi biển liền kề thì nên chọn Côn Đảo resort trên đường Nguyễn Đức Thuận, rất trung tâm, tiện ăn uống. Các khách sạn như Sài Gòn Côn Đảo resort, ATC resort nằm trên đường Tôn Đức Thắng, view biển tuyệt đẹp, sạch sẽ và dịch vụ tốt, tuy nhiên, không có bãi tắm riêng. Muốn tắm biển, bạn phải băng qua đường. Giá trung bình các phòng ở đây ở mức 1-1,5 triệu đồng một phòng. Bởi vậy, phải lựa chọn kỹ khi đặt qua mạng, không phải “resort” nào cũng có bãi biển riêng như mặc định. Nếu muốn tĩnh dưỡng thì Sixsences Côn Đảo resort là lựa chọn tuyệt vời, tuy nhiên, khu nghỉ này ở gần sân bay, cách xa trung tâm, không tiện cho việc ăn uống, vui chơi. Một lựa chọn ngon, bổ, rẻ nữa là các khách sạn nhỏ, motel giá chỉ khoảng 300.000-500.000 đồng.
+ Hải sản trên đảo rất tươi ngon. Một món ăn không thể bỏ qua là cá mú đỏ, đặc sản của Côn Đảo. Giá khoảng 700.000-800.000 đồng/cân. Thịt cá trắng, dai và rất thơm. Nên tranh thủ ăn tôm hùm và tôm mũ ni, giá không rẻ so với đất liền 1,5 triệu đồng/kg tôm hùm nhưng rất tươi. Mực một nắng cũng không nên bỏ qua.
+ Điều đặc biệt là giá cả của các nhà hàng ở đây tương đối giống nhau, nên không cần phải chọn lựa nhiều. Được bạn bè đã đi Côn Đảo tư vấn, tôi cũng chọn Tri Kỷ, quả thật là thức ăn tươi, chế biến ngon, phục vụ nhanh và chuyên nghiệp. Bạn có cũng thể ăn ở Phương Hạnh, quán nhỏ trong phố, ngồi dưới cây khế um tùm, mát rượi, thức ăn ngon nhưng có vẻ không chuyên nghiệp bằng Tri Kỷ. Các vựa hải sản cũng rất nhiều đồ ngon, có điều nấu nướng chậm, phục vụ hơi luộm thuộm vì ít người.
+ Rau muống, mùng tơi trên đảo rất giòn, ngon. Nếu cầu kỳ hơn, bạn có thể mang theo hoa quả từ đất liền vì giá hoa quả trên đảo hơi đắt, do phải vận chuyển từ TP HCM.
+ Côn Đảo không có quá nhiều hàng ăn và dịch vụ, nhưng điểm dễ chịu là từ chủ quán tới nhân viên đều rất chân thật, không có kiểu hét giá, làm ăn trí trá như các khu du lịch khác.
Nguồn: Tổng hợp Internet