Những kỹ thuật cần phải biết khi biểu diễn đàn nhị

1.500.000
ID tin: 3642626Gửi lúc: 15:02, 18/04Hà Nội
Đã xem: 72 Bình luận: 0
Lưu tin
mnxajszncnasknsknmjefdknassknsnkcsjackksj

Đàn Nhị (hay còn gọi là đàn cò) là nhạc khí dây kéo (cung vĩ) ở một số nước Châu Á cũng có. Ðàn Nhị nhập vào Việt Nam và trở thành đàn Việt Nam. Ðàn nhị là nhạc khí phổ biến của dân tộc Việt và nhiều dân tộc khác như dân tộc Mường (Cò ke), Tày (Cửa), Thái (Xixơló), GiêTriêng (Ong eng), Khmer(T’rôchéi) … Ở mỗi dân tộc đàn nhị được gọi bằng các tên khác và hình thức, kích thước, chất liệu cũng có thay đổi chút ít. Khi học đàn nhị bạn cần phải biết các kỹ thuật biểu diễn đàn nhị như sau:

1. Về tư thế đàn

 Có 3 tư thế khi biểu diễn

Tư thế ngồi:

Hai ống chân dựng thẳng, úp hai bàn chân xuống đất. Bầu cộng hưởng để ngang, mặt bầu cộng hưởng để lọt xuống giữa hai đùi khoảng hai phần mười, phần còn lại nằm phía trên đùi. Lỗ loa bầu cộng hưởng phải để hở: khi cần tiếng nhỏ thì kẹp đùi chân phải vào dây đàn dưới con ngựa.

Tư thế ngồi khi biểu diễn đàn nhị

Tư thế ngồi giường ván:

Ngồi xếp bàn tròn, bàn chân bên phải để ngửa. Ống chân bên trái đè lên giữa bầu cộng hưởng, cần đàn để thẳng, bầu cộng hưởng để ngang. Mặt bịt da của đàn để lên bàn chân về phía ngón chân, ngón chân cái để sát dưới con ngựa. Để điều khiển tiếng: bằng cách ấn nhẹ ngón chân vào con ngựa.

Tư thế đứng:

Bầu cộng hưởng đàn được tì ngang thắt lưng.

2. Về kỹ thuật diễn tấu

Âm thanh đàn nhị rất đẹp, gần giống như tiếng người do những ngón vuốt, ngón nhấn, những thủ pháp cung vĩ liền, cung vĩ ngắt,… tạo nên. Do thay đổi sắc thái, đo mạnh nhẹ tương đối dễ dàng nên Ðàn Nhị có nhiều khả năng diễn tả các mặt tình cảm con người, tình cảm trữ tình, sâu lắng, hoặc sinh động, nhiệt tình… Ðàn Nhị còn có thể mô phỏng tiếng gió rít, tiếng chim hót….

Kỹ thuật tay phải

Kỹ thuật tay phải chủ yếu là sử dụng cung vĩ, cung vĩ ở đàn nhị có tầm quan trọng đặc biệt. Điều khiển khéo léo sẽ làm cho tiếng đàn mềm mại, ngọt ngào hoặc khoẻ mạnh, chắc chắn. Hướng chuyển động của cung vĩ là đẩy từ phải sang trái và kéo từ trái sang phải.

Cách ghi

Chữ V hoa trên nốt nhạc: cung đẩy (đẩy từ đầu đến gốc cung vĩ) âm thanh không được mạnh bằng kéo cung vĩ. Do đó muốn có âm mạnh, không nên dùng cung đẩy. Chữ II trên nốt nhạc: cung kéo (kéo từ gốc đến đầu cung vĩ).

Tốc độ kéo cung vĩ nhanh, âm thanh vang lớn hơn kéo, đẩy cung vĩ chậm. Miết mạnh vĩ vào dây âm phát ra khoẻ, chắc hơn miết nhẹ. Cung vĩ có thể chia làm 3 phần: Phần đầu vĩ tạo ra âm thanh bay, nhỏ nhẹ (ở bản nhạc ghi bằng chữ “đầu vĩ”)

Phần gốc vĩ tạo ra âm thanh mạnh, khoẻ, chắc đôi lúc hơi thô (ở bản nhạc ghi bằng chữ “gốc vĩ”). Ðối với một số khoảng cao trở lên, không nên dùng cung vĩ thể hiện độ mạnh (f). Mà chỉ nên mạnh vừa (mf) trở xuống, có những âm chỉ có thể đạt được hơi nhỏ (mp) hoặc nhỏ (p). Ngoài ra do vĩ đặt trong hai dây đàn nên khi chạy nhanh nhiều âm liên tiếp giữa hai dây (từ dây nọ nhảy sang dây kia nhiều lần). Sẽ gây khó khăn cho nghệ nhân, người viết nhạc cần chú ý.

 

Các sản phẩm trong tin đăng
Thông tin shop bán