Cách để Có giọng hát cao
1.Dù ngồi hay đứng, bạn nên cố gắng giữ lưng thẳng và thả lỏng các cơ. Việc giữ thẳng lưng kết hợp thả lỏng cơ thể sẽ giúp cơ hoành và phổi giãn nở đúng cách, từ đó khiến luồng hơi được lưu thông. Do lực hát của bạn bắt nguồn từ cơ hoành nên việc thả lỏng cơ thể là rất quan trọng.
- Cố gắng thả lỏng cơ bụng. Đừng làm căng cơ bụng hay thóp bụng vì sẽ khiến bạn thở không được tự nhiên.
- Dùng ngón tay cái đặt lên thanh quản sau đó nhẹ nhàng lay lay 2 bên trái phải. Động tác này giúp thư giãn dây thanh đới từ đó làm giảm sức căng tác động lên các dây thanh đới trước khi bạn hát.
2.Thở bằng cơ hoành. Cơ hoành là một bó cơ nằm bên dưới phổi có tác dụng co lại khi bạn hít vào, nhờ vậy phổi có thể nở vào không gian đó. Vì vậy khi thở ra bạn phải thả lỏng cơ hoành một cách có kiểm soát và từ tốn. Để trải nghiệm việc thở bằng cơ hoành, bạn có thể thử hát trong tư thế khom người. Chú ý tới cảm giác ở vùng bụng và âm thanh mà bạn hát.
- Đừng bao giờ hít vào bằng mũi vì hát nốt cao sẽ khó hơn.
3.Khởi động trước khi hát. Ngâm nga các âm thanh vô nghĩa. Ví dụ: Lấy hơi thổi khí từ vòm miệng qua môi sau đó rung môi hoặc tạo nên những âm thanh kiểu như a b-b-b-b-b, p-p-p-p-p hoặc bật hơi bằng cách kéo dài âm thanh “shhhhh” và còn nhiều cách khác nữa. Đừng ngại ngần thử nhiều nguyên âm và phụ âm khác nhau để các cơ mặt linh hoạt hơn. Cách này giúp câu hát của bạn nghe tốt hơn, đỡ bị căng hơn. Các dây thanh đới của bạn cũng giống như khi thổi bóng bay, tức là nếu bạn kéo giãn bóng ra trước thì sẽ dễ thổi hơn nhiều.
4.Hát ca khúc phù hợp với quãng giọng. Hát trong quãng giọng khiến bạn cảm thấy thoải mái sẽ giúp làm ấm giọng trước khi hát các bài khó hơn. Nên chọn bài hát khởi động là bài chỉ có vài nốt cao ngoài quãng giọng của bạn và coi đó là một thử thách nhỏ cần vượt qua.
5.Tập xướng âm, bắt đầu từ các nốt thấp sau đó lên cao dần dần. Nhớ rằng dây thanh đới của bạn là tấm màng mỏng manh nên dù luyện tập kỹ thuật gì cũng cần hết sức từ từ và cẩn thận.
6.Luyện cho cơ thể quen với việc hát cao. Khi bạn hát các nốt cao, hãy thu bụng dưới lại nhưng giữ cho bụng trên phình ra. Đây là kỹ thuật “nâng bụng dưới”. Buông lỏng hàm dưới một cách mềm mại và giữ cho khẩu hình miệng hẹp. Cong đầu gối một chút để tạo cảm giác bạn đang hướng về phía trước khi hát nốt cao. Cố gắng giữ cho thanh quản không bị đưa lên phía trên khi hát cao mặc dù bình thường thanh quản vẫn hay như vậy. Điều này khiến cổ họng bị căng và có thể gây gãy giọng trong lúc hát. Theo dõi sự vận động của thanh quản bằng cách đặt ngón tay của bạn lên thanh quản lúc đang hát để tiện điều chỉnh cho nó không bị đẩy lên phía trên.
- Đừng ngửa đầu lên trên khi hát nốt cao, nên giữ cho hướng nhìn thẳng về phía trước, giữ cho cổ thẳng để tránh làm cho câu hát nghe bị căng.
- Đẩy lưỡi ra phía trước có thể giúp những nốt hát cao nghe đẹp hơn.
7.Không ép giọng của mình quá mức. Đừng vội vàng hát các nốt quá cao so với quãng giọng của bạn vì hậu quả để lại cho sức khỏe sẽ rất nghiêm trọng. Uống ngụm nước nhỏ trước khi tập luyện hay trình diễn để giọng không bị khô. Luôn mang sẵn nước để uống khi cần
Để có được giọng hát hay và tốt hơn cách tốt nhất bạn nên đăng ký khóa học thanh nhạc để các giáo viên có thể giúp bạn cải thiện những lỗi sai và giúp nâng cao chất lượng giọng của bạn . Đăng ký ngay khóa học tại Trung tâm Nghệ thuật Adam để tự tin về giọng hát của mình nhé ^^
Contact: Trung tâm Nghệ thuật ADAM Mrs.Hong Nhung: 0917 622 622 Địa chỉ : Adam 1: số 56 Trần Quang Diệu- Đống Đa- Hà Nội Tel: 0243.699.3333 Adam 2: Số 50M2 - Ngõ 112 Trung Kính - KĐTM Yên Hòa - Cầu Giấy - Hà Nội Tel: 0243.911.3333 Adam 3: A18 Ngõ 12 Láng Hạ - Ba Đình -Hà Nội Tel: 024 3.328.2222