Bán hạt giống xà lách vàng cao sản tại Hà Nội
Có thể trồng được: Quanh Năm
Hiện có khoảng 6 loại xà lách, cho dù là loại nào thì chúng vẫn là thứ rau rất giàu chất dinh dưỡng. Xà lách còn chứa rất nhiều muối khoáng với các nguyên tố kiềm, nhờ đó giúp cơ thể “dọn dẹp” máu, mang lại sự tỉnh táo tinh thần và tránh được nhiều bệnh tật.
- Công dụng: Do có chứa nhiều beta-carotene nên xà lách được các nhà y học xem là một ứng cử viên tiềm năng trong việc ngăn ngừa ung thư, là “cây cao bóng cả” trong việc phòng tránh các bệnh tim mạch, thấp khớp, đục thủy tinh thể… Một nghiên cứu được thực hiện tại ĐH Y khoa Utah (Mỹ) đã cho thấy xà lách có thể làm giảm tần suất rủi ro bị ung thư ruột kết ở cả nam lẫn nữ do chứa một tác nhân kháng ung thư là lutein.
- Phụ nữ trong thời gian mang thai và cho con bú nếu ăn thường xuyên xà lách sẽ rất có lợi cho thai nhi và trẻ sơ sinh do loại rau này chứa rất nhiều folic acid.
- Do hàm lượng nước cao và chứa các vitamin nên ăn xà lách còn giúp thực khách có một làn da tươi mát.
- Dịch ép nước xà lách còn có tác dụng giải nhiệt. Do chứa hàm lượng magiê cao nên dịch ép nước xà lách có một năng lực siêu phàm trong việc hồi phục các mô cơ, tăng cường chức năng não. Y học dân gian Tây phương dùng dịch ép xà lách pha với tinh dầu hoa hồng thoa vào trán và thái dương để cắt những cơn đau đầu.
- Là một kho cung cấp chất xơ nên xà lách còn giúp ruột co bóp tốt hơn, nhờ đó mà tránh được tình trạng táo bón.
- Xà lách còn có một đặc tính ăn tiền khác là có thể giúp dỗ dành giấc ngủ vì chứa letucarium – một chất gây ngủ
- Xà lách còn chứa một hàm lượng đáng kể chất sắt, vì vậy, đây loại thực phẩm rất tốt cho người bị thiếu máu do thiếu sắt. Chất sắt từ xà lách sẽ được cơ thể hấp thu tốt hơn nhiều so với những chế phẩm bổ sung sắt.
- Ngoài những công dụng trên, ăn xà lách còn hưởng được vô số lợi ích khác như giảm stress, tránh lở loét, các bệnh nhiễm trùng đường tiểu…
- Món ăn từ xà lách: Xà lách thường được ăn sống và chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn, ngoài ra còn để làm trang trí cho các món ăn thêm bắt mắt.
Xà lách được ngâm nước muối để ăn sống
Xà lách trộn salad
KỸ THUẬT TRỒNG XÀ LÁCH TRONG CHẬU NHỰA, THÙNG XỐP Ở BAN CÔNG, SÂN THƯỢNG TẠI NHÀ:
1/ Thời vụ:
Xà lách lách c...u nhiệt có thể trồng quanh năm
2/ Chuẩn bị:
- Khay xốp hoặc khay nhựa có các lỗ thoát nước
- Giá thể đất sạch: là giá thể làm từ mùn sơ dừa hoặc đất sạch được bổ sung phân hữu cơ và các dinh dưỡng khác.
- Đổ giá thể vào khay với độ dày 7cm - 8cm, san phẳng bề mặt giá thể, tưới ẩm.
3/ Gieo hạt
- Hạt ngâm trong nước ấm pha 2 sôi 3 lạnh trong 1-2 giờ rồi đem gieo hạt.
- Sau khi gieo xong, phủ một lớp giá thể mỏng lên bề mặt hạt để giữ ẩm .Tưới giữ ẩm cho cây.
- Sau gieo 18 - 20 ngày khi cây được 4 - 6 lá tiến hành đánh dặm tỉa định mật độ cho cây sinh trưởng phát triển.
- Lưu ý về mật độ trồng:
+ Mật độ trồng cây/ khay: 6 - 8 cây.
+ Lượng hạt gieo trồng 15-20 hạt/ khay.
+ Nếu tỉ lệ nảy mầm của hạt kém có thể gieo dư ra để bù trừ với lượng 20-30 hạt/ khay trồng.
4/ Chăm sóc
- Trong giai đoạn ươm cây chú ý giữ ẩm cho cây phát triển, chú ý đề phòng sâu ăn lá bằng cách quan sát và bắt bằng tay vào buổi tối và sáng sớm.
- Khi cây có 4 - 6 lá thật (18 - 20 ngày sau gieo), cây khỏe mạnh tiến hành tỉa ra trồng.
- Bỏ cây vào hốc, lấp đất dùng tay ấn nhẹ đất, tưới giữ ẩm 2 lần/ ngày trong tuần đầu tiên để cây bén rễ hồi xanh.
Chú ý khi trồng tỉa không nên trồng sâu quá hoặc nông quá tránh ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây.
- Khi cây đã phát triển, ngày tưới 1 lần, trồng trong vụ mưa có thể ít hơn 2 - 3 ngày tưới 1 lần tùy thuộc vào độ ẩm của giá thể
5/ Thu hoạch
Khi cây phát triển tối đa, sau trồng từ 35 - 40 ngày, thì có thể thu hoạch
* Lưu ý: Sau trồng 1 - 2 lứa rau, cần bổ sung thêm dinh dưỡng cho cây bằng phân hữu cơ như phân bò, phân gà… với lượng 350-400 g/m2 hoặc 80-100 g/ khay kích thước 40x 60cm. Đất trồng tiến hành xới xáo lại và phơi khô trong 2-3 nắng để diệt nấm bệnh sâu hại.
Chúc các bạn trồng và chăm sóc rau xà lách tại nhà thành công!
ĐỊA CHỈ MUA HẠ... LÁCH VÀNG CAO SẢN - LIÊN HỆ: 0988 751 634
Trụ sở: Số 123, đường Ỷ Lan, Đặng Xá, H. Gia Lâm, Tp. Hà Nội
VPGD1: Trung tâm Nông Nghiệp Hữu Cơ, Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
VPGD2: Số 46 ngõ 139 Lê Thanh Nghị, P. Đồng Tâm, Q. Hai Bà Trưng, Tp. Hà Nội
Điện thoại : +84 979 820 083 / +84 1235 820 083
Email: trongrautainha.vn@gmail.com