Bỏ túi phương pháp ăn dặm kiểu Nhật là gì Khi cho bé ăn cần lưu ý gì
Tìm hiểu ăn dặm kiểu Nhật là gì?
Ăn dặm kiểu Nhật là phương pháp được nhiều ba mẹ tin tưởng để giúp bé ăn ngon hơn, tiêu hoá tốt và bổ sung đầy đủ dinh dưỡng. Ưu điểm của phương pháp này là phối hợp nhiều thực phẩm khác nhau để tạo ra một thực đơn ăn dặm đa dạng. Cùng với đó vẫn đảm bảo sự ngon miệng và phù hợp với từng giai đoạn phát triển của bé.
Việc áp dụng phương pháp ăn dặm kiểu Nhật sẽ nhận được những lợi ích dưới đây:
- Không gây nhàm chán: Ăn dặm kiểu Nhật sẽ bắt đầu từ trạng thái lỏng tới đặc, mịn tới loãng. Đồng thời nó cũng sẽ kết hợp rất nhiều món ăn với nhau. Từ đó không làm bé cảm thấy nhàm chán.
- Phát triển kĩ năng nhai: Ăn dặm kiểu Nhật sẽ bỏ qua giai đoạn ăn bột mịn mà chuyển sang cho bé ăn thô. Điều này sẽ khiến thức ăn không bị quá nhuyễn, bé phát triển kĩ năng nhai, nuốt tốt hơn.
- Kích thích vị giác của bé: Việc ăn riêng từng loại thức ăn sẽ giúp bé làm quen tốt hơn với mùi vị của thực phẩm.
- Bé tự lập hơn: Phương pháp này sẽ giúp bé nhanh chóng tự ngồi ăn một mình mà không cần tới sự trợ giúp của ba mẹ.
- Hạn chế thừa cân, béo phì: Do ăn nhiều thực phẩm trong bữa ăn nên bé sẽ cân bằng lại được dinh dưỡng. Từ đó tránh được vấn đề thừa cân gây béo phì ở trẻ.
- Đâu là thời điểm thích hợp để cho bé ăn dặm theo kiểu Nhật
- Theo lý thuyết, bé có thể ăn dặm khi đã đủ 6 tháng tuổi. Thế nhưng ba mẹ có thể cho bé ăn dặm khi bé đã có những biểu hiện sẵn sàng. Ví dụ. hư thèm ăn, đòi thức ăn khi thấy người lớn ăn, biết cách ngậm thìa…
- Thế nhưng cũng có một số bé đòi ăn sớm nhưng cơ thể vẫn chưa thực sự sẵn sàng. Do đó ba mẹ phải là người hiểu tâm lí của bé, từ đó nhận ra được thời điểm thích hợp tập cho bé ăn dặm.
- Thời gian lí tưởng nhất để cho bé tập ăn dặm kiểu Nhật là khi trẻ đã đủ 6 tháng tuổi. Điều này sẽ đảm bảo hệ tiêu hoá và đường ruột của bé tối ưu nhất.
Khi cho bé ăn dặm kiểu Nhật cần lưu ý gì?
Theo truyền thống ở Nhật, ba mẹ thường cho bé ăn dặm từ khá sớm. Thời gian có thể bắt đầu từ khi bé được 100 ngày tuổi. Phương pháp này sẽ chú trọng vào việc giúp bé làm quen với mùi vị thức ăn. Đồng thời phát triển khả năng vị giác tối ưu. Theo đó, mỗi ngày ba mẹ chỉ nên cho bé ăn 1 bữa ăn dặm bên cạnh với bú mẹ.
Hiện nay, tuỳ thuộc vào sự phát triển của bé mà ba mẹ sẽ quyết định thời gian cho bé ăn dặm. Thông thường, khi bé đã được 5 – 6 tháng tuổi, mẹ có thể bắt đầu cho bé tập ăn các thức ăn mới. Trong quá trình cho bé ăn dặm, bạn cần chú ý một số điều sau:
- Thực hiện cách nấu cháo cho bé ăn dặm với tỉ lệ gạo nước là 1:10. Độ đặc của cháo sẽ tăng dần theo độ tuổi của bé.
- Bữa ăn của bé sẽ cần cân bằng đủ 3 nhóm thực phẩm: tinh bột – đạm – vitamin. Thực đơn ăn dặm nên được thay đổi thường xuyên đển giúp bé làm quen được với nhiều loại dương chất khác nhau.
- Không thêm gia vị vào thức ăn của bé.
- Cách để tập cho bé ăn dặm là để bé ăn đúng bữa. Khi bé đã biết ngồi, bạn nên cho bé ngồi ăn chung với ba mẹ.
- Tập cho con tự cập muỗng xúc ăn để rèn tính tự lập. Đồng thời tăng kĩ năng sử dụng dụng cụ ăn uống.
- Tuyệt đối không ép bé ăn
- Khi giới thiệu món mới cho bé, hãy kiên nhẫn cho bé ăn thử trong 3 – 4 ngày.
Ngoài ra, kể từ 6 tháng trở lên, bé yêu sẽ bắt đầu phát triển nhiều hơn về khả năng nhận thức, làm quen với mọi thứ mới mẻ bên ngoài. Não bộ của bé giai đoạn này sẽ cần hàm lượng lớn DHA để phát triển. Do đó, ba mẹ nên tích cực bổ sung các thực phẩm giàu DHA vào thực đơn của bé như cá hồi, cá ngừ, các loại hạt, trứng, sữa…
Bên cạnh đó, một phương pháp bổ sung DHA cho bé được nhiều ba mẹ áp dụng hiện nay là sử dụng sản phẩm DHA từ bên ngoài. Bạn hãy chú ý lựa chọn sản phẩm có xuất xứ rõ ràng, từ thương hiệu lớn, uy tín. Điều này sẽ góp phần đảm bảo an toàn, hỗ trợ bé phát triển tối đa.