Mách bạn nguyên nhân và cách xử lý cho ba mẹ khi trẻ mọc răng sữa chậm
Chậm mọc răng sữa là tình trạng mọc răng sữa chậm ở trẻ nhỏ. Vậy ba mẹ đã biết nguyên nhân và cách xử lý cho ba mẹ khi trẻ mọc răng sữa chậm?Hãy tìm hiểu bài viết dưới đây!
Nguyên nhân nào dẫn tới trẻ mọc răng sữa chậm?
Tình trạng trẻ mọc răng sữa chậm xuất phát từ những nguyên nhân dưới đây:
Ảnh hưởng của yếu tố sinh lí:
Di truyền: Trong gia đình nếu có thành viên có tiền sử chậm mọc răng, bé có thể gặp phải tình trạng tương tự.
Thời điểm sinh: Những bé sinh non sẽ có thời gian mọc răng chậm hơn những bé bình thường.
Ảnh hưởng của yếu tố bệnh lí:
Nhiễm khuẩn khoang miệng: Miệng của bé thường có mùi hồi, bé bị đau, hay quấy khóc. Nhiễm khuẩn răng miệng sẽ khiến nướu của bé bị tổn thương. Từ đó làm răng không thể mọc lên hoặc mọc chậm hơn bình thường.
Bệnh lý toàn thân: Ví dụ như bệnh về tuyến giáp; tuyến yên; hội chứng Down;…
Mất cân bằng dinh dưỡng:
Bé suy dinh dưỡng: Tình trạng này sẽ khiến thể chất bé kém phát triển. Từ đó không tạo ra đủ năng lượng cho các hoạt động của cơ thể dẫn tới mọc răng chậm.
Thiếu hụt dưỡng chất: Canxi, vitamin D3, kẽm,… đều là những chất có vai trò quan trọng với sức khoẻ răng miệng của bé. Nếu bé bị thiếu hụt những chất này có thể ảnh hưởng tới quá trình mọc răng của bé, như răng mọc chậm. Đồng thời gây ra nhiều ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ sau này.
Thừa photpho: Nếu bé nạp quá nhiều phốt pho, quá trình hấp thụ canxi sẽ bị cản trở. Điều này dẫn tới thiếu hụt canxi và làm chậm mọc răng sữa.
Mẹ nên nên làm gì để hạn chế trẻ mọc răng sữa chậm?
Để đối phó với tình trạng trẻ mọc răng sữa chậm, ba mẹ hãy chú ý một số điểm dưới đây:
Thường xuyên vệ sinh khoang miệng cho bé sạch sẽ. Đặc biệt là sau các bữa ăn.
Có thể cho bé tắm nắng vào buổi sáng sớm (trước 7h) trong 15 – 20 phút. Điều này sẽ giúp bé tổng hợp vitamin D3, tăng cường hấp thụ canxi cho cơ thể.
Mẹ nên chú ý tới chế độ dinh dưỡng của mình để đảm bảo sữa cho bé bú có chất lượng tốt nhất.
Đảm bảo thực đơn dinh dưỡng của bé đầy đủ và cân bằng dưỡng chất. Nó bao gồm chất đạm, bột đường, vitamin, chất béo…
Tập cho bé thói quen ăn uống đúng thời gian biểu; hạn chế các loại đồ ngọt nhiều đường.
Tích cực bổ sung cho bé các loại hoa quả tươi, rau củ, sữa chua.
Đảm bảo bé ngủ đủ giấc. Khuyến khích bé vận động nhiều hơn.
Bổ sung thêm sản phẩm vitamin D3 cho bé. Bởi lượng D3 trong sữa mẹ khó có thể đáp ứng đủ nhu cầu của bé. Ba mẹ nên ưu tiên lựa chọn sản phẩm vitamin D3 nhỏ...hỏ giọt với liều dùng ít, vừa giúp ba mẹ tiện lợi bổ sung cho b, đồng thời việc kiểm soát liều lượng cho ba mẹ cũng trở nên dễ dàng hơn.