Chậm phát triển ở trẻ nhỏ có nguy hiểm không
Bật mí nguyên nhân chậm vận động ở trẻ nhỏ
Nguyên nhân gây ra tình trạng chậm phát triển vận động ở trẻ nhỏ gồm có nguyên nhân trước sinh, trong sinh và sau sinh:
Nguyên nhân trước sinh: Do mẹ bầu lúc mang thai bị cúm hay bổ sung dinh dưỡng không tốt, do đó từ khi còn phát triển trong bào thai thì trẻ đã kém phát triển thể chất.
Nguyên nhân trong lúc sinh: Trẻ sinh ra bị ngạt, sinh non, thiếu cân hay trong quá trình sinh bị tai biến sản khoa khiến cho con phải chào đời sử dụng các can thiệp sản khoa như móc xép, dễ gây ra các biến chứng về vận động.
Nguyên nhân sau sinh: Trẻ nhiễm virus, sốt hay bị chấn thương cũng ảnh hưởng tới vấn đề vận động.
Các mốc phát triển vận động bình thường ở trẻ
Để phát hiện sớm tình trạng chậm phát triển vận động của bé, bố mẹ có thể tìm hiểu các mốc phát triển bình thường của trẻ như sau đây:
Trẻ 3 tháng tuổi: Biết kiểm soát đầu cổ, nếu đặt bé nằm sấp con có thể ngẩng đầu lên cao và quay hai bên để nhìn ngó xung quanh. Đặt đồ vật vào tay trẻ thấy bé tự nắm lại.
Trẻ 4-5 tháng tuổi: Tự lật lẫy, chủ động nằm sấp, nằm ngửa và biết cầm đồ vật khi để ở gần bé.
Trẻ 7-8 tháng tuổi: Ngồi được và chủ động với hay lấy đồ vật khác, chuyển đồ từ tay nọ sang tay kia
Trẻ 9-10 tháng tuổi: Biết bò và tự nằm, ngồi dậy, bé phối hợp nhịp nhàng giữa ngón cải và các ngón khác.
Trẻ 10-12 tháng tuổi: Cần đứng vững, khi đứng có thể cầm, với đồ vật xung quanh mà không cần bám vịn.
Trẻ 13-14 tháng tuổi: Đi lại vững vàng và có thể xếp chồng hình khối lên nhau, chủ động lật trang sách khi đọc truyện.
Trẻ 18-20 tháng tuổi: Chạy nhảy và leo cầu thang, biết tự cầm thìa xúc, biết cầm bút vạch lên giấy.
Theo dõi các mốc vận động trên đây và so sánh với sự phát triển vận động của bé nhà mình giúp bố mẹ biết được con có đang bị chậm phát triển vận động hay không.
Chậm phát triển vận động ở trẻ nhỏ có nguy hiểm không?
Trẻ chậm phát triển vận động không chỉ ảnh hưởng tới sự vận động của bé mà còn tác động tới sự phát triển trí tuệ, nhận thức và ngôn ngữ, nếu không được can thiệp sớm có thể khiến cho quá trình điều trị kéo dài, không chỉ giảm hiệu quả điều trị mà còn khiến cho bé bị thiệt thòi và khó hòa nhập với xã hội.
Hiện tượng chậm phát triển vận động ở trẻ nhỏ còn có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nguy hiểm, do đó, bố mẹ cần chú ý các dấu hiệu bất thường về vận động của bé và cho con đi khám sớm để cải thiện tình trạng này một cách nhanh chóng, hiệu quả hơn.
Xem thêm: VitaDHA Baby s
Ba mẹ bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho bé
Bố mẹ nên cho trẻ đi khám chuyên khoa, kết hợp với chế độ dinh dưỡng đa dạng, khoa học bổ sung đủ chất cho trẻ, đặc biệt là tăng cường đủ hàm lượng vitamin D3 nhỏ giọt cho trẻ trong những năm đầu đời. Bởi đây là vi chất quan trọng hỗ trợ sự hấp thu canxi vào xương tối ưu, tăng cường sức khỏe hệ xương khớp của bé.
Bài viết trên đã giúp bố mẹ hiểu rõ hơn về tình trạng chậm phát triển vận động ở trẻ nhỏ rồi. Hãy nhận biết sớm các dấu hiệu của bé và thực hiện điều trị để giúp bé khỏe mạnh, phát triển tốt.