Mách nhỏ cách vệ sinh răng cho trẻ sơ sinh như thế nào an toàn
Bật mí tầm quan trọng của vệ sinh răng cho trẻ sơ sinh
Bề mặt lưỡi và khoang miệng của bé rất dễ tích tụ vi khuẩn. Nếu ba mẹ không vệ sinh đúng cách, lưỡi của bé sẽ bám 1 lớp màu trắng đục. Điều này dẫn tới vị giác của bé khó cảm giác được mùi vị của thức ăn. Từ đó bé sẽ xuất hiện tình trạng chán ăn, bỏ bữa. Ngoài ra, vi khuẩn tích tụ quá nhiều còn làm tổn thương nướu. Bé sẽ dễ mặc phải các bệnh lí về khoang miệng. Thậm chí còn làm cản trở quá trình mọc răng của bé.
Để khắc phục vấn đề này, ba mẹ cần chú ý vệ sinh răng miệng cho bé thường xuyên. Cùng với đó, ba mẹ sẽ massage vùng nướu răng để kích thích quá trình mọc răng của bé sau này!
Hướng dẫn ba mẹ vệ sinh răng cho trẻ sơ sinh trong giai đoạn ăn dặm
Tham khảo một số lưu ý khi chăm sóc răng miệng cho trẻ trong giai đoạn ăn dặm:
Trong thời gian bé chưa mọc răng: Mẹ có thể sử dụng nước muối sinh lí, thấm sạch bằng gạc y tế rồi lau nhẹ nhàng vùng nướu cho bé. Áp dụng phương pháp này mỗi ngày 1 lần. Mẹ có thể làm điều này trong lúc tắm cho bé.
Thời gian bé bắt đầu mọc răng: Mẹ nên chuẩn bị các loại bàn chải mềm; bọc vào đầu ngón tay và khăn khô để vệ sinh cho bé. Khi vệ sinh, mẹ nên thực hiện nhẹ nhàng bằng nước muỗi sinh lí. Sau đó mẹ dùng khăn khô để lau sạch lại vùng miệng cho bé.
Khi vệ sinh răng miệng cho bé; mẹ cần chú ý đặt phần lông bàn chải hướng về phía đường viền nướu khoảng 45 độ so với răng. Đồng thời chải kỹ các mặt răng bao gồm mặt trong, mặt trên và mặt ngoài của từng chiếc răng.
Một số lưu ý khi chăm sóc răng miệng cho trẻ sơ sinh ba mẹ nên nhớ
Khi chăm sóc răng cho bé, ba mẹ cần lưu ý:
- Mẹ cần chú ý thực hiện thói quen vệ sinh răng miệng cho bé ít nhất 2 lần/ ngày. Thời điểm tốt nhất là bé sau khi ăn và trước khi đi ngủ. Trong khi vệ sinh, bé có thể bật nhạc hoặc chủ động trò chuyện với bé. Điều này sẽ tạo ra không khí vui vẻ, thoải mái. Từ đó giúp bé dễ ghi nhớ hơn.
- Khi bé đã được 6 tháng tuổi, mẹ nên đưa bé tới gặp nha sĩ để đảm bảo miệng của bé đã được vệ sinh đúng cách. Đồng thời bé dễ phát hiện ra các bện lí về răng tiềm ẩn mà không biết. Tránh việc mẹ chờ tới khi bé bị sâu răng rồi mới bắt đầu đi nha sĩ.
- Thay bàn chải cho bé khoảng 3 tháng/ lần khi bàn chải đã có dấu hiệu xơ cứng. Điều này sẽ hỗ trợ bé không làm tổn thương nướu răng.
- Ba mẹ không nên hành động nhai hay cắn thức ăn rồi đút cho bé. Hoặc là cho bé sử dụng chung muỗng, đũa với người thân trong gia đình. Điều này có thể tiềm ẩn nguy cơ lây bệnh, bé bị sâu răng.
- Hạn chế cho bé tiêu thụ các thực phẩm đồ ngọt, đồ có nhiều đường để phòng ngừa bệnh lí về răng. Thức ăn cho bé nên ưu tiên ở dạng lỏng mịn, dễ nuốt.
- Đảm bảo bé nhận được đầy đủ dinh dưỡng ngay từ giai đoạn sơ sinh. Một trong những hoạt chất quan trọng không thua kém gì canxi với sức khoẻ răng miệng của bé là vitamin D3. Đây là vi chất có nhiệm vụ giúp bé hấp thụ tối đa canxi và phốt pho. Nhờ đó bé sẽ phát triển hệ xương và răng chắc khoẻ.
Với bé sơ sinh, nguồn dinh dưỡng tối ưu nhất là sữa mẹ. Thế nhưng, lượng D3 trong sữa mẹ khá thấp, không đủ đáp ứng nhu cầu của bé. Sữa mẹ chỉ bổ sung khoảng 50IU vitamin D3/ lít. Trong khi đó bé sơ sinh lại cần tới 400IU D3/ ngày. Do đó, ba mẹ cần có nguồn dinh dưỡng từ bên ngoài cung cấp thêm vi chất này cho bé.
Xem thêm: DHA từ thực vật
Bổ sung sản phẩm vitamin D3 cho bé sơ sinh với liều lượng 400IU/ ngày
Giải pháp được nhiều ba mẹ áp dụng hiện nay là sử dụng các sản phẩm D3 chuyên biệt cho trẻ sơ sinh. Bé dưới 12 tháng tuổi nên ưu tiên lựa chọn sản phẩm vitamin D3 nhỏ...hỏ giọt. Mỗi sản phẩm sẽ đi kèm ống phân liều có chia mã vạch rõ ràng. Nó vừa giúp bé dễ dàng hấp thụ dưỡng chất. Đồng thời ba mẹ kiểm soát liều lượng cho bé tối ưu hơn.