Long Huyết
Vết bầm tím do va đập không gây ảnh hưởng quá lớn tới sức khỏe và da có thể tự phục hồi sau khoảng một tuần. Vấn đề là nhiều người nhầm lẫn giữa những vết bầm tím này với hiện tượng bầm tím bất thường khác. Hơn nữa, việc va chạm vào các đồ vật xung quanh gần như là điều không thể tránh khỏi. Vì vậy, thường khi thấy da xuất hiện vết bầm tím nhiều người mặc nhiên cho rằng đó là vết bầm tím do bị va đập. Thực tế là vết bầm tím xuất hiện còn có thể do các nguyên nhân sau: rối loạn quá trình đông máu (số lượng và chất lượng tiểu cầu giảm…), do bị thiếu máu, do dùng thuốc (chẳng hạn steroid dạng uống và bôi tại chỗ như prednisone, thuốc kháng viêm chứa NSAID như ibuprofen, và các thuốc làm loãng máu…) hoặc do di truyền… Trong những trường hợp này, nguyên nhân là do cơ thể không sản sinh đủ lượng tiểu cầu hoặc tiểu huyết cầu nên dù không bị va chạm cơ thể cũng dễ bị bầm tím.
Một số nguyên nhân khác gây nên tình trạng bầm tímViệc ngồi lâu trong văn phòng và ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời cũng có thể khiến da bạn bị suy yếu và khiến dân văn phòng dễ bị phát ban xuất huyết mặt trời. Khi đó, trên da sẽ xuất hiện những đốm tím giống như vết bầm tím nhưng không biến mất.
Ngoài ra, tình trạng thiếu hụt vitamin C cũng có thể là nguyên nhân khiến da dễ bị bầm tím. Tình trạng này hiếm khi xảy ra nhưng trong một vài trường hợp, bác sĩ có thể đề nghị thực hiện xét nghiệm để đảm bảo lượng vitamin C của bạn ở mức bình thường.
Xử lý bầm tím sau va đập Quá trình tự chữa lành của vết bầm tím do va đập- Sau khi va đập, phần da bị tổn thương sẽ đỏ lên.
- Sau vài giờ, vết bầm chuyển sang màu xanh hoặc tím đậm.
- Sau vài ngày, vết bầm chuyển sang màu xanh lá hoặc màu vàng nhạt và dần mờ đi.
- Trong thời gian xuất hiện vết bầm, bạn có thể cảm thấy đau nhức ở vết bầm và khu vực xung quanh nhưng những cơn đau nhức này sẽ biến mất khi vết bầm mờ dần đi.
Làm thế nào để vết bầm tím nhanh tan?Đối với những vết bầm tím do va đập thông thường bạn hoàn toàn có thể tự điều trị ở nhà. Việc điều trị vết bầm sẽ có hiệu quả nhất ngay sau khi xảy ra va chạm tức là khi vết bầm tím vẫn còn đỏ.
Bạn có thể lấy đá chườm vào vết bầm trong khoảng 20-30 phút để tăng tốc độ phục hồi và giảm sưng. Tuy nhiên, bạn không nên lấy đá chườm trực tiếp mà hãy bọc đá trong khăn khi chườm nhé. Việc này giúp mạch máu, mô bị dập do chấn thương co lại, giảm xuất huyết dưới da cũng như tình trạng sưng viêm.
Nếu bạn bị va đập ở chân và vết bầm có diện tích khá lớn, hãy cố gắng nâng cao chân càng nhiều càng tốt trong vòng 24 giờ đầu tiên.
Trong 48 giờ sau khi bị va đập, hãy dùng khăn nóng chườm lên da trong vòng 10 phút. Đều đặn thực hiện 2-3 lần một ngày có thể giúp tăng lưu lượng máu tới vùng da bị bầm, giúp vết thâm nhanh chóng mờ đi.
Một mẹo đơn giản có thể áp dụng với những vết bầm nhỏ và không bị xước hay chảy máu là sử dụng hành tươi. Bạn có thể giã nát một củ hành tươi và đắp lên vết bầm. Đây là phương pháp trị vết bầm nhanh hiệu quả, đã được nhiều người áp dụng thành công.
Bạn cũng có thể sử dụng các loại thuốc giúp vết bầm tan nhanh như long huyết P/H để tăng tốc độ hồi phục.
Khi nào cần đến bệnh viện kiểm tra vết bầm tím?Như đã đề cập ở trên, vết bầm tím xảy ra do va đập thường không gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Nhưng trong một vài trường hợp, vết bầm có thể là lời cảnh báo về những căn bệnh nguy hiểm cần được điều trị sớm. Vậy trong trường hợp nào bạn cần tới khám vết bầm tại các cơ sở y tế?
- Bạn cảm thấy đau và bị sưng nhiều, đặc biệt khi bạn đang sử dụng các thuốc như aspirin và các thuốc kháng đông máu khác.
- Tình trạng bầm tím không được cải thiện sau 2 tuần và vết bầm tím không biến mất sau 4 tuần.
- Vết bầm ở khu vực móng tay, móng chân và gây đau đớn. Khối bầm tím này có thể là dấu hiệu của một khối u ung thư da. Vì vậy, nếu chúng xuất hiện, bạn cần tới viện kiểm tra ngay.
- Bạn dễ bị bầm tím mà không rõ lý do. Đây có thể là dấu hiệu của những những chứng rối loạn máu.
- Một điều cần lưu ý đi kèm với vết bầm tím do va đập, bạn cũng có thể không may bị gãy xương. Trong trường hợp này, hãy đi khám và chụp X-quang nếu cần thiết ngay nhé.
Sai lầm khi xử lý vết bầm tím bạn cần tránhMột số người thường bôi dầu nóng lên vết bầm tím để giảm đau. Tuy nhiên, cách làm này khiến các mao mạch bị tổn thương thêm và chảy máu trong nhiều hơn. Bạn cũng cần tránh dùng thuốc làm tan máu bầm hoặc mật gấu trong vòng 24 giờ đầu tiên để tránh làm tổn thương các mao mạch sâu hơn.
Bạn có thể dùng acetaminophen để giảm đau, nhưng không nên dùng aspirin hoặc ibuprofen vì các loại thuốc này làm chậm đông máu và có thể khiến vết bầm tồi tệ hơn. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ khi uống thuốc bởi tình trạng sức khỏe của bạn có thể không phù hợp với một số loại thuốc nhất định.
Bầm tím do va đập thường không phải là vết thương quá nghiêm trọng và bạn hoàn toàn có thể điều trị tại nhà. Tuy nhiên, nếu vết bầm có dấu hiệu bất thường và không dễ dàng biến mất, đó có thể là dấu hiệu cảnh báo cho những căn bệnh nguy hiểm khác. Trong trường hợp này, đừng chủ quan, hãy đi khám tại các cơ sở y tể để có biện pháp điều trị thỏa đáng nhất bạn nhé!