Collection Thích Nhất Hạnh
Tác giả: Thích Nhất Hạnh. - Dịch giả:
Nhà xuất bản: Phương Đông
Số trang: 334
Hình thức bìa: Mềm
Kích thước: 13x21 cm
Ngày xuất bản: 04/2010
Giá bìa: 65,000 VND
Với những câu thơ, những tình ca hoan lạc và bi ai, mỗi nghệ sĩ – trong sát-na nào đó – đã chạm được tới bờ giải thoát.
Thiền sư Thích Nhất Hạnh muốn làm một kẻ tri âm, đọc thơ Nguyễn Bính, Thâm Tâm, Lưu Trọng Lư, … không phải với con mắt nhà phê bình mà bằng con mắt sáng trong, an nhiên của Bụt. Nhờ thế, ta cảm hiểu được khoảnh khắc thi nhân đốn ngộ qua những bài giảng bình tinh tế và sâu sắc của thiền sư trong Bàn tay cũng là hoa.
Tác giả: Thích Nhất Hạnh
Nhà xuất bản: Phương Đông
Số trang: 222 Hình thức bìa: Mềm
Kích thước: 13 x 20
Ngày xuất bản: 11/2009
Ngày phát hành: 28/11/2009
Giá bìa: 39,000 VND
“Trái tim của Trúc Lâm đại sĩ” chính là con đường dẫn người đọc đến với tâm hồn rộng mở bao la của vị thiền sư đã sáng lập nên thiền phái Trúc Lâm Yên Tử: Trúc Lâm Đại Sĩ Trần Nhân Tông. Ông là vua thứ ba của nhà Trần, hai lần lập công đánh quân Nguyên Mông. Sau khi nhường ngôi cho Thái tử một thời gian, ông đi thuyết pháp ở khắp nơi, rồi lên Yên Tử tu Phật. Tác phẩm gồm mười hồi, trình bày phương pháp tu tập của Thiền sư. Những điển tích Phật giáo khó hiểu được cắt nghĩa rõ ràng, ý tứ thâm trầm sâu xa của Đại Sĩ được cảm hiểu qua một cái nhìn không còn vướng chấp của thiền sư Thích Nhất Hạnh. Bước vào tác phẩm là bạn bước vào trái tim mình, để biết sống hồn nhiên với con người bản thể, sống giữa trần mà vui với đạo.
Tác giả: Thích Nhất Hạnh
Nhà xuất bản: Phương Nam Book & NXB Tôn Giáo
Số trang: 237
Hình thức bìa: Mềm
Kích thước: 13 x 20
Ngày xuất bản: 10/2009
Giá bìa: 38,000 VND
Pháp sư Hiền Thủ Pháp Tạng là tổ thứ ba và cũng là vị có công nhiều nhất trong sự nghiệp thành lập tông Hoa Nghiêm. Quyển sách gồm nguyên tác kinh Hoa Nghiêm Kim Sư Tử Chương và bài giảng về Ngũ giáo của thiền sư Thích Nhất Hạnh. Đây là tác phẩm không dễ đọc, nhưng càng tìm hiểu sâu hơn thì người đọc càng thấy thú vị và an lạc.
Tác giả: Thích Nhất Hạnh
Nhà xuất bản: Phương Nam Book và NXB Trẻ
Số trang: 88 Hình thức bìa: Mềm
Kích thước: 13 x 20
Ngày xuất bản: 08/2009
Giá bìa: 45,000 VND
Rồi một chiều nào đó anh về
Nhìn mẹ yêu, nhìn thật lâu, rồi nói, nói với mẹ rằng:
"Mẹ ơi! mẹ ơi! Mẹ có biết hay không?"
"Biết gì?" "Biết là con thương mẹ không?"...
Bông hồng cài áo gửi gắm một tấm lòng thiết tha, một món quà chứa đựng sự biết ơn mà những người làm con dành cho cha mẹ. Không chỉ trong ngày lễ Vu Lan mà bất cứ lúc nào, cũng thấy nhớ đến các đấng sinh thành và thể hiện lòng biết ơn, tình thương của mình với họ.
Sách dày 88 trang với đĩa CD Bông hồng cài áo qua giọng đọc của Hướng Dương, cùng nhiều bài hát chọn lọc, chủ đề về mẹ do các ca sĩ Đan Trường, Quang Linh, Thanh Thúy, Hiền Thục trình bày.
5 chương trong cuốn sách gồm : Bài thơ tặng cha mẹ, Cung điện của hài nhi, Bông hồng cài áo, Sự hòa giải và Nghi lễ hòa giải và tri ân là những đoản văn gửi gắm tấm lòng thiết tha, chứa đựng sự biết ơn lớn lao mà những người làm con dành cho cha mẹ.
Năm 1962, khi thiền sư Thích Nhất Hạnh đi nghỉ hè cùng với các sinh viên tại Camp Ockanickon ở Medford thuộc tiểu bang New Jersey, Mỹ, ông đã viết nhiều đoản văn gửi cho đoàn sinh viên Phật tử Sài Gòn.
Đoản văn xúc động đến mức các thành viên trong đoàn chép tay thành 300 bản để chia sẻ với mọi người. Từ sự kiện chép tay đoản văn và cách tặng thật trân trọng cùng với những đóa hồng đỏ thắm, rất nhiều người yêu cuốn sách từ khi nó chưa được xuất bản. Đến năm 1964, cuốn sách được nhà xuất bản Lá Bối ấn hành, tái bản nhiều lần sau đó và được dịch ra 8 ngôn ngữ khác như: Anh, Pháp, Đức, Hà Lan, Nga, Trung Quốc, Thái Lan, Lào.
Sau 50 năm, cuốn Bông hồng cài áotrở thành biểu tượng của tình yêu giữa cha mẹ và con cái, giữa con cái và cha mẹ.
Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã xuất bản trên 100 cuốn sách. Nhiều cuốn trong số đó được xếp hạng bán chạy tại Mỹ cùng các nước trên thế giới. Hiện ông sống và tu tập tại miền Nam nước Pháp.
"Con mà không có hiếu là thứ con bỏ đi. Nhưng hiếu thì cũng do tình thương mà có; không có tình thương thì hiếu cũng chỉ là giả tạo, khô khan, vụng về, cố gắng mệt nhọc. Mà có tình thương là có đủ hết rồi, cần chi nói đến bổn phận. Thương mẹ là một cái gì rất tự nhiên, như khát thì uống nước. Con thì phải có mẹ, phải thương mẹ. Chữ “phải” đây không phải là luân lý, là bổn phận mà “phải” đây là lý đương nhiên. Con đương nhiên thương mẹ, cũng như khát đương nhiên sẽ tìm nước uống. Mẹ thương con, nên con thương mẹ. Con cần mẹ, mẹ cần con" (trích chương 3, sách Bông hồng cài áo).
Thất Sơn (E Văn)
Tác giả: Thích Nhất Hạnh
Nhà xuất bản: Phuong Nam Book & Nxb Thanh Niên
Số trang: 252 Hình thức bìa: Bìa mềm
Kích thước: 13 x 20
Ngày xuất bản: 06/2009
Giá bìa: 34,000 VND
Là cuốn sách của Thiền sư Thích Nhất Hạnh, nó mở ra cho ta những khả năng kỳ diệu, những phương pháp dễ thực hành để ta tự mình từng bước thoát khỏi cơn giận và sống tốt đẹp hơn. Giận được xuất bản tại Hoa Kỳ trước biến cố 11.9.2001 có 1 ngày, nên nó trở thành cuốn sách bán chạy nhất – 50.000 bản mỗi tuần. Và Giận trở thành cuốn sách bán chạy nhất ở nước nào in nó. Tại Hàn Quốc, sách đã bán được 1 triệu bản trong vòng 11 tháng. Rất nhiều độc giả nhờ đọc cuốn sách này mà điều phục được tâm mình, sống an lạc và hạnh phúc với người thân và cộng đồng.
Tác giả: Thích Nhất Hạnh
Nhà xuất bản: Phuong Nam Book & Nxb Tôn Giáo
Số trang: 432
Hình thức bìa: Bìa cứng
Kích thước: 16 x 24
Ngày xuất bản: 04/2009
Giá bìa: 89,000 VND
Sách Nhật tụng thiền môn là một pháp bảo, quý giá vô cùng. Các vị giáo thọ của Đạo Tràng Mai Thôn đã để ra 15 năm để soạn tập, phiên dịch và đẹp đẽ, diễn đạt được ý kinh một cách rõ ràng và tự nhiên, rất dễ tụng đọc. Các kinh điển được chọn lọc trong kinh tạng lại là những kinh tiêu biểu và căn bản, kinh nào cũng thiết yếu cho công phu hành trì của người xuất gia. Những bài kệ tán và xướng tụng hay nhất trong sách Thiền Môn Nhật Tụng cũ đều đã được phiên dịch rất khéo léo, và thêm vào đó còn có rất nhiều bài kệ tán, phát nguyện và sám nguyện mới rất thích hợp với căn cơ và thời đại.
Tác giả: Thích Nhất Hạnh
Nhà xuất bản: Phuong Nam Book & Nxb Tri Thức
Số trang: 568
Hình thức bìa: Bìa mềm
Giá bìa: 117,000 VND
Sách chia làm hai phần: phần một là những lời dạy của tổ Lâm Tế về thế nào là "vô sự". Phần hai là phần bình giảng của thiền sư Thích Nhất Hạnh. Cuốn sách giúp người đọc thoát khỏi những giáo điều, kinh luận, tụng niệm hằng ngày một cách máy móc để có được sự thanh thản, an lạc ngay trong giây phút hiện tại.
Tác giả: Thích Nhất Hạnh
Nhà xuất bản: Phuong Nam Book & Nxb Tri Thức
Số trang: 264
Hình thức bìa: Bìa mềm
Kích thước: 13 x 20
Ngày xuất bản: 10/2008
Giá bìa: 36,000 VND
Vẫn biết rằng mục đích tối hậu của doanh nghiệp là lợi nhuận, nhưng lợi nhuận ở đây phải có nghĩa là hưởng lợi lạc.
Là một vị Bồ Tát, ta được hưởng rất nhiều lợi lạc. Nếu kiếm lợi nhuận mà đem lại an vui thì việc làm của ta không có gì là sai trái. Ta có thể vẫn kiếm lợi nhuận mà không tàn hại, mà phát huy công bằng xã hội, đem lại hiểu biết và giảm thiểu khổ đau.
Muốn thế, phải ngưng chạy theo quyền hành, tiền tài, danh vọng và sắc dục. Bốn thứ ấy đi liền với nhau. Không thực tập chánh niêm, ta sẽ là nạn nhân của chúng.
Tất cả chúng ta ai cũng muốn có quyền lực và thành công. Nhưng nếu vì cố sức tranh đấu để có được quyền lực, rồi lại cố sức tranh đấu bảo vệ quyền lực mà bị hao mòn, mệt mỏi, bị chia cách tình nghĩa thì đâu còn có thể vui hưởng quyền lực và thành công? Quyền lực và thành công như vậy thật chẳng có ý nghĩa gì. Sống một cuộc sống sâu sắc và hạnh phúc, có thì giờ chăm sóc người thương là một thành công khác, một quyền lực khác, một thứ thành công và quyền lực quan trọng hơn nhiều. Chỉ có một thành công đáng kể đó là thành công khi chuyển hóa tự thân, vượt thắng phiền não, sợ hãi và ân hận. Đây là thứ thành công, thứ quyền lực đem lợi cho chính ta và cho những người khác mà không gây ra một tác hại nào.
Muốn có quyền lực, muốn được danh tiếng hay giàu sang không phải là điều xấu. Nhưng phải nhớ rằng chúng ta theo đuổi quyền lực, danh tiếng hay tiền tài là để được hạnh phúc. Nếu giàu có và quyền lực mà không hạnh phúc thì giàu có và quyền thế để làm gì?
Tập sách này sẽ cống hiến những thực tập đơn giản, thiết thực và hữu hiệu để tạo một thứ quyền lực đích thực, đó là tự do, an ninh và hạnh phúc mà tất cả chúng ta đều mong muốn, nơi đây, ngay bây giờ, cho chính chúng ta, cho gia đình, cộng đồng, xã hội và cho cả hành tinh.
Tác giả: Thích Nhất Hạnh
Nhà xuất bản: Phương Nam Book & NXB Thuận Hóa
Số trang: 266
Hình thức bìa: Mềm
Kích thước: 13 x 19
Ngày xuất bản: 12/2007
Trọng lượng: 280 gr
Giá bìa: 26,000 VND
"Am mây ngủ" đậm chất thiền
"Am mây ngủ" - tập truyện ký của thiền sư Thích Nhất Hạnh là tập hợp một số tác phẩm truyện và ký đã được biết đến từ lâu, phần lớn kể chuyện tu tập của nhà sư trẻ trên con đường dẫn vào thiền môn. Trong đó có hai tác phẩm được công chúng biết đến nhiều nhất, là tản văn "Bông hồng cài áo" và truyện dài "Am mây ngủ".
Riêng truyện sau, bằng việc tiểu thuyết hoá cuộc đời của Công chúa Huyền Trân trong cuộc hôn nhân mang màu sắc chính trị với Chế Mân, Vua Chiêm Thành, tác giả đưa người đọc trở lại giai đoạn lịch sử nhuốm màu huyền thoại, với hình ảnh các thiền sư trong những nhân vật lịch sử Việt Nam (Vua Trần Nhân Tông xuất gia quy ẩn).
Lồng trong bối cảnh thiền ấy là cả một thiên tình sử giữa Huyền Trân và Vua Chế Mân, một cuộc tình "ngoại giao" ở buổi đầu, nhưng là vấn đề sống còn giữa hai con người mang khát vọng hoà bình, khát vọng yêu đương.
Tiếc thay, người đời và cả triều đình nhà Trần không mấy ai nhìn thấy cái ẩn ý ấy trong từng động thái chính trị của Trần Nhân Tông - thời bấy giờ đã là Trúc Lâm đại sĩ. Để rồi bao ước vọng hoà bình và cuộc tình lịch sử phút chốc vụt tan như mây khói ngàn năm trên đỉnh Phù Vân Yên Tử. Như thế, tác giả đã nhìn một giai đoạn lịch sử dân tộc với con mắt nhà thiền, và dùng tấm lòng thiền để cảm thông với một thiền sư-hoàng đế.
Am mây ngủ với bìa sách cũng đậm chất thiền, dày 265 trang, do Nhà xuất bản Thuận Hoá và Công ty văn hoá Phương Nam ấn hành.
Số trang: 400
Hình thức bìa: Bìa mềm
Kích thước: 16 x 24
Ngày xuất bản: 05 - 2009
Giá bìa: 75.000 VNĐ
Chúng ta biết rằng hơn 400 năm sau khi Bụt nhập diệt, kinh điển mới được chép thành văn. Trước đó, kinh điển chỉ được truyền tụng bằng miệng, từ thế hệ này sang thế hệ khác, do các vị gọi là kinh sư. Các vị kinh sư ngày xưa thuộc hết các kinh điển và có nhiệm vụ tụng đọc lại cho đại chúng nghe. Có những vị thuộc lòng tất cả tạng kinh. Ngoài các vị kinh sư còn có các vị luật sư. Các vị kinh sư thuộc kinh, những vị luật sư thì nhớ luật. Sự truyền thừa kinh và luật hoàn toàn căn cứ vào trí nhớ. Mãi đến thế kỷ thứ nhất trước Tây lịch, kinh điển mới được ghi chép. Vì vậy, trong thời gian bốn, năm trăm năm truyền thừa, nhiều điều sai lầm cũng được chép lại, lý do là nhiều thế hệ Phật tử đã nhớ sai, hiểu lầm và hành trì không đúng.
Chúng ta biết rằng ngay chính trong thời Bụt còn tại thế mà nhiều người vẫn không hiểu được lời Bụt dạy, vẫn diễn giải lời Bụt một cách sai lầm. Nhiều khi Bụt phải gọi người đó tới hỏi: “Thầy nghe như thế nào mà thầy nói như vậy?”. Không những người ngoài đời hiểu lầm giáo lý của Bụt, mà cả trong giáo đoàn cũng có nhiều người hiểu lầm nữa. Đọc kinh Người bắt rắn, chúng ta đã thấy chính đệ tử của Bụt đã hiểu lầm Bụt, ngay trong khi Bụt còn tại thế. Vậy thì trong 400 năm, 500 năm sau ngày Bụt nhập diệt, truyền thừa lại những lời của Bụt bằng trí nhớ, bằng cách truyền miệng, thế nào cũng có sai lầm. Sai lầm không những vì nhớ lầm mà thôi, mà còn vì cách hiểu và hành trì không đúng. Khi hiểu sai rồi hành trì sai, thì những lời Bụt dạy truyền lại cũng sai luôn.
Vì vậy, chúng ta phải rất cẩn thận trọng khi học đạo Bụt, và đừng bị kẹt vào những câu những chữ ở trong kinh. Trong truyền thống Đại thừa có câu y kinh giải nghĩa tam thế Phật oan, nghĩa là nếu quí vị nương vào kinh mà giải nghĩa từng chữ, từng câu một thì thế nào cũng nói oan cho các đức Bụt trong ba đời. Nhưng cũng phải biết câu thứ hai ly kinh nhất tự tức đồng ma thuyết, nghĩa là nếu quí vị bỏ một chữ trong kinh đi thì những điều quí vị nói sẽ có thể tương tự những điều ma quỷ nói. Một mặt mình không thể bỏ kinh được, một mặt mình không nên quá chấp vào từng chữ từng câu để cắt nghĩa. Đó là thái độ khôn ngoan của những người học Phật. Phải nương vào kinh, nhưng sử dụng kinh với tất cả sự thông minh và khôn khéo của mình thì mới không bị kẹt quá vào những câu những chữ trong kinh điển…
Cuốn sách là những bài giảng về Phật pháp cơ bản, qua đó rút ra bài học đạo lý rất bổ ích cho tăng ni, phật tử và cả những người ngoại đạo. Tác giả: Thích Nhất Hạnh.
Số trang: 851
Hình thức bìa: Mềm
Kích thước: 14,5x20,5
Ngày xuất bản: 2006
Giá bìa: 98.000 VNĐ
Trong bối cảnh xã hội, người người, nhà nhà đua nhau làm giàu bằng mọi giá, mọi cách, các nấc thang giá trị đang bị đảo lộn. Giá trị đạo đức được đặt ở vị trí thứ yếu, thẩm chí còn bị xem nhẹ. Trong bối cảnh ấy, có lẽ tâm đạo, con đường hướng thiện và những giá trị nhân bản cần được nhìn nhận một cách đúng mức. Có thể khẳng định rằng những đóng góp của các tôn giáo nói chung và Phật giáo nói riêng luôn có những giá trị thiết thực, cao qúy trong việc điều chỉnh hành động và lối sống xã hội. Để thể hiện sự đóng góp ấy, nhiều tác giả tâm huyết đã cho ra đời những tác phẩm có ý nghĩa đạo đức, và giá trị nhân văn sâu sắc.