Mẹ bầu cao huyết áp có sinh thường được không
Tăng huyết áp khi mang thai là nguyên nhân của 25% trường hợp trẻ sinh non. Tăng huyết áp khi mang thai có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm trong đó có tiền sản giật thai kỳ, đe dọa trực tiếp sức khỏe và tính mạng của mẹ và bé. Vậy bà bầu bị huyế... áp cao có sinh thường được không?
Huyết áp cao trong thai kỳ có nguy hiểm không?
Bạn sẽ được chẩn đoán tăng huyết áp thai kỳ khi chỉ số đo huyết áp cao hơn 140/90mmHg sau 20 tuần đầu của thai kỳ và không có protein niệu ở thận. Tăng huyết áp khi mang thai ảnh hưởng đến khoảng 5-10% phụ nữ mang thai. Bệnh nếu không được phát hiện sớm hoặc điều trị kịp thời sẽ nguy hiểm cho cả thai nhi và mẹ. Do đó, huyết áp cao có sinh thường được không là vấn đề khiến nhiều mẹ bầu không khỏi quan tâm, thắc mắc. Mẹ đọc thông tin bên dưới để được giải đáp thắc mắc và biết cách phòng ngừa, điều trị huyết áp cao bằng chế độ dinh dưỡng phù hợp như bổ sung thêm các vi chất thiết yếu ngoài canxi, kẽm, DHA, axit folic, viên sắt hoặc sắt nước dành cho bà bầu.
Một số triệu chứng diễn biến của cao huyết áp thai kỳ sau đây:
- Hạn chế phát triển của thai nhi: Làm giảm dòng dinh dưỡng nuôi bé qua nhau thai, hệ quả có thể có các vấn đề trong phát triển của thai nhi.
- Tiền sản giật: Thường xuyên xảy ra nhiều hơn ở những phụ nữ có huyết áp cao mãn tính so với những người có huyết áp bình thường.
- Nhau bong non: Là trạng thái xảy ra khi nhau thai sớm tách ra khỏi thành tử cung. Mẹ bầu bị bong nhau thai non cần được cấp cứu ngay lập tức.
- Sinh non và phải mổ lấy thai
>>Xem thêm: thuốc sắt bà bầu giúp ngừa thiếu máu
Huyết áp cao có sinh thường được không mẹ bầu ơi?
Chuyên gia cho biết phụ nữ mang thai bị huyết áp cao vẫn có thể chuyển dạ tự nhiên nếu như sức khỏe ổn định. Theo số liệu thống kê tại bệnh viện Từ Dũ, gần 40% sản phụ bị tiền sản giật vẫn sinh thường khỏe mạnh. Tuy nhiên, với những trường hợp huyết áp tăng cao quá mức, mẹ nên nghe theo lời khuyên của bác sĩ để mổ lấy thai theo chỉ định hay kích thích chuyển dạ để tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
>>Xem thêm: thuốc canxi bổ sung ... bà bầu giúp ngừa các bệnh về xương
Cách điều trị tình trạng cao huyết áp ở mẹ bầu
Để giúp mẹ giảm huyết áp và phòng ngừa bệnh này thì mẹ cần lưu ý những điều sau đây:
- Phụ nữ cao huyết áp cần phải khám thai định kỳ và đo huyết áp mỗi lần khám thai. Nếu phát hiện bị cao huyết áp trước khi mang thai, mẹ phải điều trị ổn định tùy theo căn nguyên gây tăng huyết áp.
- Cắt giảm lượng muối vào cơ thể: Theo một vài nghiên cứu về huyết áp, chế độ ăn ít muối thực sự có thể làm giảm nguy cơ tăng mắc bệnh tim mạch và tử vong so với mức tiêu thụ muối trung bình. Nghiên cứu cho thấy rằng cơ thể chỉ cần một lượng nhỏ natri để hoạt động bình thường, nhưng lượng muối dư thừa sẽ chỉ làm tăng huyết áp và nguy cơ mắc bệnh tim hoặc đột quỵ. Do đó mẹ nên tránh ăn các loại thực phẩm đóng hộp vì chúng thường có nhiều natri và không nên thêm nhiều muối vào thức ăn,..
- Tập thở: Hít thở sâu là một kỹ thuật thư giãn phổ biến giúp giảm mức độ căng thẳng, cải thiện độ nhạy động mạch và giúp ổn định huyết áp cho mẹ bầu. Hơn nữa, mỗi khi hít thở sâu, máu được oxy hóa tốt sẽ đưa lên từng tế bào trong cơ thể giúp cung cấp năng lượng và làm mẹ cảm thấy tốt hơn.
- Đi bộ: Là một trong những cách tốt nhất để nâng cao sức khỏe và cải thiện triệu chứng tăng huyết áp cho mẹ bầu. Mẹ nên đi bộ từ 30-45 phút mỗi ngày và đảm bảo thường xuyên để cơ thể mạnh khỏe.
- Tăng lượng kali cho cơ thể: Giúp duy trì cân bằng lượng chất lỏng, chất điện giải trong cơ thể và hỗ trợ trong việc truyền các xung thần kinh, co cơ. Do đó, mẹ cần cung cấp đủ lượng kali trong khoảng 2-4 mg kali mỗi ngày, từ một số thực phẩm giàu kali là khoai lang, cà chua, nước cam,…
- Ăn thực phẩm giàu magie: Một chế độ ăn ít magie có thể dẫn đến huyết áp cao. Do đó, mẹ bầu nên bổ sung magie trong chế độ ăn uống để giúp hạ huyết áp, ngăn ngừa sinh non, đồng thời giúp xây dựng xương và răng chắc khỏe cho bé.
>>Xem thêm: có nên uống th...ùng lúc
Mong rằng với những chia sẻ trên sẽ giúp mẹ bầu yên tâm để chuẩn bị tốt nhất cho kỳ sinh nở. Chúc mẹ sớm cải thiện bệnh tốt hơn và có một thai kỳ an toàn, trẻ sinh ra khỏe mạnh.