Mang thai bị sốt mẹ bầu nên ăn gì
Chăm sóc bà bầu khi bị sốt là vấn đề được nhiều người quan tâm. Trong thời kỳ mang thai, hệ miễn dịch của mẹ suy giảm, các vi khuẩn có hại dễ dàng xâm nhập vào cơ thể gây nên tình trạng sốt khi mang thai. Tuy nhiên, thai phụ cần phải hạn chế sử dụng thuốc để tránh ảnh hưởng đến sự phát triển của bé. Thực phẩm cũng có thể là một loại dược liệu giúp hạ sốt rất hiệu quả lại an toàn với phụ nữ mang thai, không có ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi. Mẹ bầu bị sốtnên ăn gì và không nên ăn gì?
Bà bầu bị sốt khi mang thai nên ăn gì?
Bà bầu bị sốt nên ăn gì? Gợi ý cụ thể về chế độ dinh dưỡng cho bà bầu bị sốt mau khỏi bệnh như sau:
a/ Rau xanh và trái cây tươi cung cấp vitamin và khoáng chất
Rau xanh và trái cây tươi giúp mẹ bầu bổ sung các loại vitamin và khoáng chất tăng sức đề kháng, giảm sốt, bổ sung chất điện giải. Mẹ nên ăn trực tiếp trái cây tươi, xay sinh tố hoặc uống nước ép đều được. Rau xanh thì nên luộc, nấu súp, hạn chế chiên, xào.
Lợi ích của trái cây tươi và rau xanh với bà bầu bị sốt gồm có:
- Các thực phẩm giàu vitamin C như cam, dâu tây, kiwi, cà chua, ớt chuông,… giúp làm giảm triệu chứng sốt và hạ thân nhiệt. Đồng thời cách chất chống oxy hóa trong rau xanh và trái cây tươi cũng giúp tăng khả năng miễn dịch cho cơ thể.
- Thực phẩm giàu vitamin A như đu đủ, bí đỏ, cà rốt, quả thanh mai, quả gấc,… không chỉ giúp tăng sức đề kháng mà còn có thể hỗ trợ giảm thân nhiệt, hạ sốt hiệu quả. Đồng thời đây cũng là những loại trái cây, rau củ có chứa sắt, canxi, vitamin C,… có lợi cho sức khỏe thai kỳ.
- Rau xanh có thể hỗ trợ bà bầu hạ thân nhiệt, tăng cường tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng, tái tạo năng lượng, tăng sức đề kháng hiệu quả.
>>Xem thêm: thuốc sắt bà bầu giúp ngừa thiếu máu
b/ Ngũ cốc có chứa chất chống oxy hóa
Ngũ cốc có chứa nhiều hợp chất chống oxy hóa polyphenol, beta-glucan có thể kích thích hoạt động của các tế bào miễn dịch, vitamin E có thể chống oxy hóa, DHA cho bà bầu giúp ức chế quá trình sản xuất cytokine gây viêm,… để mẹ bầu nâng cao sức đề kháng và khả năng miễn dịch.
c/ Các loại thực phẩm giúp tăng thể lực
- Sữa chua giúp mẹ bầu bổ sung lợi khuẩn để tăng cường tiêu hóa. Đồng thời còn lá nguồn cung cấp năng lượng, hỗ trợ quá trình hạ thân nhiệt, ngăn chặn vi khuẩn gây bệnh xâm nhập vào cơ thể và giúp mẹ bầu bị sốt nhanh chóng phục hồi cơ thể. Mỗi ngày mẹ bầu có thể ăn khoảng 2 – 3 hộp sữa chua và cũng có thể mix với các loại trái cây để thay đổi khẩu vị.
- Nước dừa có chứa nhiều glucose và các chất điện giải giúp mẹ bầu bị sốt ngăn ngừa rối loạn điện giải, phục hồi năng lượng rất hiệu quả. Những mẹ bầu bị đầy bụng, mẹ bầu 3 tháng đầu không nên uống nước dừa để tránh tác động tiêu cực đến thai nhi và hệ tiêu hóa của bà mẹ.
- Thức ăn giàu protein như thịt, cá, trứng, sữa,… giúp bổ sung năng lượng cho bà bầu bị sốt nhanh chóng. Đồng thời duy trì hoạt động của hệ miễn dịch ngăn chặn vi khuẩn, virus, tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể.
d/ Thực phẩm có chứa chất kháng viêm
Chất kháng viêm giúp hệ miễn dịch khỏe mạnh, ngăn chặn tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể. Các thực phẩm giàu chất kháng viêm gồm có:
- Tỏi có chứa nhiều selen và hoạt chất allicin giúp khử khuẩn, kháng viêm, tăng sức đề kháng, loại bỏ chất độc hại và giúp cơ thể nhanh chóng phục hồi.
- Gừng có thể giúp bà bầu bị sốt bằng các hạ thân nhiệt, loại bỏ độc tố trong cơ thể, Các khoáng chất và chất chống viêm có trong gừng cũng giúp khử khuẩn, kháng viêm, tăng cường lưu thông máu, tăng sức đề kháng cho bà bầu bị sốt hiệu quả.
>>xem thêm: viên uống DHA ... bà bầu giúp nâng cao hệ miễn dịch thai kỳ
Những thực phẩm bà bầu bị sốt không nên ăn
Bên cạnh những thực phẩm tốt cho bà bầu trong thời gian bị sốt thì mẹ cũng nên tránh những thực phẩm sau để không làm cơn sốt kéo dài:
- Các loại thức ăn cứng, các món chiên, xào nhiều dầu mỡ, khó tiêu hóa khiến cơ thể cảm thấy khó chịu, mệt mỏi nhiều hơn
- Không uống nước đá, trà, đồ uống có cồn có thể khiến thân nhiệt tăng cao hơn. Đồng thời các loại đồ uống này còn có thể khiến não bị kích thích, huyết áp tăng cao và làm giảm hiệu quả của các loại thuốc hạ sốt, điều trị bệnh lý.
- Không ăn các món quá cay nóng không chỉ khiến thân nhiệt tăng lên mà còn khiến cho những bà bầu bị sốt virus chậm phục hồi sức khỏe do hệ miễn dịch chậm hình thành cơ chế ức chế và tiêu diệt virus .
- Mật ong cũng có tính nóng, khiến thân nhiệt của bà bầu bị sốt tăng cao, làm cơn sốt bị kéo dài hơn.
- Trứng khiến thân nhiệt bị tăng lên do chứa nhiều protein sinh nhiệt, khiến cơn sốt của bà bầu tăng cao và kéo dài hơn.
Những điều cần biết khi xây dựng thực đơn cho bà bầu bị sốt
Trong thực đơn cho mẹ bầu bị sốt cần tuân theo những nguyên tắc sau:
- Uống nhiều nước để bù nước và chất điện giải bị mất đi trong quá trình sốt. Mẹ bầu có thể uống nước lọc, nước ép trái cây tươi hoặc dung dịch oresol đều có tác dụng duy trì quá trình trao đổi chất của cơ thể, loại bỏ độc tố.
- Ăn các món mềm, dạng lỏng, dễ tiêu hóa như cháo, súp, phở,… để cơ thể được bổ sung đầy đủ dưỡng chất lại không tiêu hao nhiều năng lượng trong quá trình tiêu hóa khiến cơ thể mệt mỏi hơn.
- Chia thức ăn thành nhiều bữa nhỏ để dễ hấp thụ hết dinh dưỡng có trong thức ăn và hệ tiêu hóa được giảm bớt áp lực.
- Duy trì uống vitamin bà bầu hàng ngày theo hướng dẫn của bác sĩ. Chú ý tuân thủ hướng dẫn bà bầu nên uống DHA trước hay sau ăn, sắt và canxi uống ở thời điểm nào thì tốt nhất để tối ưu hiệu quả bổ sung vi chất dinh dưỡng thiết yếu với thai kỳ. Nhờ đó có thể đảm bảo thai nhi có điều kiện phát triển đầy đủ cả khi người mẹ bị ốm. Đồng thời có thể tăng sức đề kháng cho mẹ bầu, rút ngắn thời gian điều trị sốt và bệnh lý kèm theo.
>>Xem thêm: có nên uống sắ...ùng lúc
Qua những chia sẻ trên, hy vọng mẹ bầu đã có thêm bí quyết để hạ sốt cũng như giữ gìn sức khỏe thật tốt vì bản thân bạn cũng như con yêu nhé. Chúc mẹ có thai kỳ an toàn và khỏe mạnh!