Giải pháp giúp mẹ bầu khắc phục tình trạng nghén ngủ
Giấc ngủ có vai trò rất quan trọng với sức khỏe bà bầu, không chỉ để phục hồi năng lượng mà còn giúp nuôi dưỡng thai nhi. Vì thế bà bầu cần được ngủ đủ giấc và có giấc ngủ ngon mỗi ngày. Tuy nhiên có nhiều mẹ bầu gặp tình trạng nghén ngủ ngủ quá nhiều có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ. Vậy bà bầu bị nghén ngủ phải làm sao?
Nghén ngủ có tốt không?
Các chuyên gia đều cho biết, ngủ nhiều quá thực sự không tốt cho phụ nữ mang thai, nó có thể gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé, gây ra nhiều bệnh lý thai kỳ. Các mối đe dọa sức khỏe mà ngủ quá mức ở phụ nữ mang thai gây ra gồm:
- Tăng nguy cơ mắc bệnh xương khớp: Nằm quá lâu khiến bà bầu bị tê cứng xương khớp gây loãng xương, làm xương dễ bị tổn thương, đặc biệt là xương chậu phải nâng đỡ và bảo vệ bào thai trong suốt thai kỳ.
- Tổn thương tinh thần: Ngủ quá nhiều khiến cảm giác mệt mỏi bị kéo dài hơn, trí não thiếu minh mẫn, linh hoạt, hay quên, dễ cáu gắt,… làm tăng nguy cơ bà bầu bị stress, trầm cảm trong thai kỳ và sau khi sinh nở.
- Tăng nguy cơ bà bầu bị tiểu đường thai kỳ: Ngủ quá nhiều khiến đường không được chuyển hóa thành năng lượng và làm chỉ số đường huyết tăng cao.
- Tăng nguy cơ bị thuyên tắc mạch phổi: Nằm lâu khiến các cục máu đông trong tĩnh mạch dưới chân có thể di chuyển lên tĩnh mạch phổi làm tắc nghẽn mạch.
>>Xem thêm: thuốc canxi ch...nào tốt giảm đau nhức xương khớp
Giải pháp giúp mẹ bầu khắc phục tình trạng nghén ngủ
Nghén ngủ thường phổ biến trong 3 tháng đầu của thai kỳ, khiến thai phụ thường xuyên mệt mỏi, muốn ngủ mọi nơi. Có thể cần phải ngủ từ 10-12 giờ/ ngày mới đạt được trạng thái tinh thần tốt nhất. Nguyên nhân là do tuyến yên tăng sản xuất hormone progesterone để làm dày niêm mạc tử cung, giúp hợp tử dễ dàng làm tổ và phát triển thành bào thai. Điều này lại dẫn tới một số rối loạn nhịp sinh học và các sinh hoạt hàng ngày do quá trình sản sinh thụ thể GABA (có tác động làm dịu và phục hồi não bộ) bị tác động.
Các triệu chứng nghén ngủ gồm có:
- Thường xuyên ngáp ngủ
- Luôn trong trạng thái buồn ngủ
- Thời gian ngủ kéo dài khoảng 10 – 12h/ngày
>>Xem thêm: tư thế ngủ tốt... bà bầu
Chuyên gia cho biết thời gian ngủ tốt nhất cho bà bầu là 7 – 10h/ngày với khoảng ít nhất 7 – 8h/đêm và tối đa 30 phút vào buổi trưa. Để hạn chế tình trạng nghén ngủ, ngủ quá nhiều nhằm phòng ngừa tình trạng cứng khớp, thuyên tắc phổi bà bầu nên:
- Thực hiện thói quen đi ngủ đúng giờ, đủ giấc, nên đi ngủ trước 22h và không nên ngủ sau 23h.
- Giữ tâm trạng thoải mái, vui vẻ, tránh bị kích động hay suy nghĩ quá nhiều
- Làm việc nhẹ nhàng, vừa sức, hạn chế làm những việc nặng nhọc
- Chế độ dinh dưỡng khoa học, cung cấp đầy đủ dưỡng chất, tăng cường rau xanh, trái cây tươi và các loại thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất.
- Vận động nhẹ nhàng, phù hợp với giai đoạn mang thai để cải thiện tâm trạng, nâng cao sức khỏe xương khớp và tăng cường trao đổi chất cho bà bầu.
- Tư thế nằm ngủ thoải mái để mang lại giấc ngủ ngon mà không tác động tiêu cực đến sức khỏe thai kỳ. Tư thế nằm tốt nhất cho bà bầu là nghiêng bên trái. sử dụng gối mềm để gối đầu và kê chân.
- Bổ sung thêm thảo dược giảm... bà bầu tăng cường đề kháng cho bà bầu để nâng cao sức khỏe, giảm cảm giác khó chịu, buồn nôn trong thai kỳ.
- Không uống nước trước khi đi ngủ và nên uống trước 21h để không bị đi tiểu đêm, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.
- Mỗi khi cảm thấy buồn ngủ trong giờ làm việc, không thể duy trì sự tỉnh táo và tập trung được vào công việc mẹ bầu nên đứng lên, đi lại một vài bước hoặc thực hiện một số động tác thể dục cơ bản để làm giãn cơ và thư giãn tinh thần. Một số động tác yoga dành cho bà bầu rất hữu dụng trong trường hợp này lại còn giúp giảm stress và mang lại nhiều lợi ích về sức khỏe cho thai nhi. Sau đó mẹ bầu có thể đi rửa mặt để tỉnh táo hơn.
- Một số loại thực phẩm như gừng, chanh, các món ăn vặt như sữa chua, các loại hạt, bánh quy, ô mai,… cũng giúp mẹ bầu lấy lại sự tỉnh táo. Cơ miệng hoạt động cũng giúp mẹ bầu có thể tập trung hơn vào công việc. Tuy nhiên mẹ bầu không nên sử dụng cà phê để chống lại cơn buồn ngủ, đặc biệt là trong các buổi chiều. Cà phê có thể khiến mẹ bầu bị khó ngủ, mất ngủ, tim đập nhanh, giảm hấp thụ vitamin và khoáng chất,… lâu ngày có thể khiến sức khỏe bị ảnh hưởng.
>>Xem thêm: thuốc sắt tốt ... bà bầungăn ngừa thiếu máu thiếu sắt
Chứng nghén ngủ thường diễn ra trong thai kỳ. Muốn thoát khỏi tình trạng này mẹ bầu cần có chế độ ăn uống, ngủ nghỉ khoa học, ngủ sớm, đủ giấc và giữ tinh thần thoải mái nhé. Chúc mẹ có thai kỳ khỏe mạnh!