Tác dụng của nhân sâm trong Đông Y
Theo nghiên cứu của Đông Y, đặc tính chữa bệnh của nhân sâm cnd trước tiên phụ thuộc vào điều kiện sinh sống của thực vật. Các loài cây thực vật có khả năng sống ở môi trường khắc nghiệt, sẽ chứa các dưỡng chất giúp con người chống chọi tốt hơn với bệnh tật. Ví dụ như sâm tự nhiên phát triển ở điều kiện núi cao từ trên 500m chúng có khả năng kháng lạnh tốt. Nên trong điều trị bệnh, nhân sâm có thể giúp con người điều trị cảm lạnh.
Nhân sâm có tác dụng gì trong Đông Y
Phân tích từ Bát Quái, sơn ứng với quẻ Cấn, nó là quẻ Âm nên suy ra nhân sâm có tình hàn. Là thực vật nên nó mọc trên đất nên là quẻ Thổ. Thổ là quẻ Dương. Do có cả tính Dương và Âm nên nhân sâm có tác dụng bồi bổ cả dương và âm khí.
Cũng theo đông y, ngũ vị tượng trưng cho ngũ hành nội quan trong cơ thể: bao gồm tim, gan, phổi, thận và dạ dày. Nhân sâm có vị ngọt, tương ứng có tác dụng nuôi dưỡng dạ dày (tỳ) và điều trị các căn bệnh về tiêu hóa. Nó là thảo dược, là mộc nên có tính giải độc cho gan.