Ăn dặm cho trẻ: dễ hay khó
Ăn dặm cho trẻ được xem là giai đoạn quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của bé. Bởi vậy mà các mẹ có con trong tuổi ăn dặm thường băn khoăn: “Mấy tháng bé có thể ăn dặm?”; “Dấu hiệu nhận biết?”; “Trẻ mới bắt đầu ăn dặm thì nên ăn gì?”. Việc cho trẻ ăn dặm sẽ trở nên dễ dàng khi mẹ nắm rõ những điều cần biết dưới đây:
1. Mấy tháng trẻ có thể ăn dặm?
Trẻ ăn dặm
Theo các chuyên gia, mẹ chỉ nên cho bé ăn dặm khi con được 6 tháng tuổi trở lên. Bởi trong 6 tháng đầu đời, nguồn dinh dưỡng từ sữa mẹ là đã đủ cho bé. Không ít mẹ vì mong con lớn nhanh nên đã cho con ăn dặm từ khá sớm. Đây chính là một trong những sai lầm nghiêm trọng.
Giai đoạn 6 tháng đầu đời, hệ tiêu hóa của trẻ còn khá non yếu. Do vậy, bất cứ loại thức ăn nào ngoài sữa mẹ đều có thể gây ảnh hưởng xấu đến con. Bé có thể không hợp tác và gặp phải một số tình trạng như: nôn ọe, tiêu chảy, táo bón,…
2. Dấu hiệu cho thấy trẻ đã sẵn sàng cho việc ăn dặm
Khi mẹ thấy con có những dấu hiệu dưới đây thì có nghĩa là bé đã sẵn sàng cho việc ăn dặm rồi đó:
- Trẻ tăng cân nhanh, có thể tăng gấp đôi so với lúc chào đời
- Trẻ có thể tự ngồi, đầu thẳng để mẹ bón cho ăn
- Trẻ không đẩy thức ăn ra ngoài nữa
- Môi dưới của trẻ có thể tự động đưa ra để đón thức ăn mẹ bón
- Sau khi bú bé sẽ khóc và đòi thêm, bú nhiều hơn bình thường
- Một số dấu hiệu khác như: hay cáu kỉnh và mút tay, bé ngủ ban ngày không yên và thức dậy sớm.
3. Tầm quan trọng của việc cho trẻ ăn dặm đúng cách
Trẻ ăn dặm không đúng cách sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng xấu tới sự phát triển của con. Điển hình là khả năng tiêu hóa của bé. Việc cho bé ăn dặm đúng cách sẽ giúp bé hấp thụ đầy đủ dưỡng chất thiết yếu mà không gây ra những tác hại như: táo bón, tiêu chảy,…
Việc kết hợp các loại thực phẩm khô ng đúng cách sẽ sản sinh ra độc tố gây hại. Cho nên, mẹ không nên pha trộn các loại thực phẩm khi chưa biết rõ thành phần.
Khả năng nhai và phản xạ nhai của bé sẽ phát triển khi được ăn dặm đúng cách, khoa học. Có nhiều tình trạng bé hay ngậm, không chịu nuốt thức ăn chính là do trong quá trình ăn dặm chưa đúng cách nên phản xạ nhai của bé kém đi.
Giai đoạn cho trẻ ăn dặm đúng cách
- Giai đoạn 1: Cho trẻ làm quen và ăn bột
Giai đoạn ăn dặm cho trẻ nên bắt đầu từ tháng thứ 6. Đây cũng chính là thời điểm khó khăn và vất vả của cả mẹ và bé.
Việc nấu bột cho con ăn dặm trong những ngày đầu thật không hề dễ dàng. Bởi khi đó mẹ chưa biết trẻ bắt đầu ăn dặm nên ăn gì, khẩu vị của bé ra sao. Các mẹ lúc này cần học về cách nấu thực hiện đúng khoa học. Đồng thời nên biết loại bỏ những thực phẩm không tốt cho sự phát triển của bé.
- Giai đoạn 2: Cho trẻ làm quen và ăn cháo
Sau khoảng 3-4 tháng, trẻ ăn bột và đã làm quen được với những thực phẩm cũng như hương vị của nhiều món ăn. Lúc này, mẹ có thể nấu cháo cho bé ăn. Trong quá trình chế biến đồ ăn dặm cho trẻ, mẹ cần lưu ý cho bé ăn đầy đủ 4 loại dưỡng chất quan trọng. Đó là: chất bột đường, chất béo, chất đạm, vitamin và khoáng chất. Bé cần ăn đủ cả thịt, cá và rau. Nhiều mẹ chỉ hầm xương rồi lấy nước để nấu cháo cho con, như vậy là không đủ và gây ra tình trạng thiếu chất dinh dưỡng cho bé.
Bên cạnh đó, trong giai đoạn này tình trạng trẻ biếng ăn, trẻ ăn ít đi có thể diễn ra thường xuyên hơn. Cho nên, mẹ cần biết cách cho trẻ ăn dặm...ng cách để nhanh chóng cải thiện tình trạng này.
- Giao đoạn 3: Cho trẻ làm quen và ăn cơm
Khi nào thì bé có thể ăn cơm? Là khi bé đã mọc đủ 20 chiếc răng để có thể nhai được thức ăn. Mẹ nên chọn cho con những loại gạo mềm và dằm cơm kỹ. Với các loại thức ăn, rau củ, mẹ cần cắt nhỏ để con dễ ăn hơn và không bị hóc.
Trong giai đoạn này, nếu trẻ biếng ăn mẹ có thể giúp con cải thiện tình trạng này bằng cách bổ sung sản phẩm hỗ trợ ăn ngon. Hãy lựa chọn sản phẩm được chiết xuất từ thảo mộc Amomum Fruit – một trong những dạng thảo mộc lành tính, có khả năng hỗ trợ tiêu hóa giúp bé ăn ngon một cách tự nhiên và rất an toàn.
Bé cần được bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để phát triển
Hy vọng qua bài viết, các mẹ đã có thêm những kiến thức hữu ích để giúp ăn dặm cho trẻ trở nên dễ dàng. Từ đó giúp bé ăn dặm đúng cách và có đầy đủ dinh dưỡng để phát triển toàn diện.