Trẻ bị nổi mề đay nguyên nhân do đâu Cách phòng tránh cho trẻ
Nổi mề đay ở trẻ em không phải là hiện tượng hiếm gặp. Nổi mề đay làm con cảm thấy khó chịu, chán ăn và thậm chí là quấy khóc cả ngày. Mẹ có biết trẻ bị nổi mề đay là gì? Nguyên nhân do đâu và cách phòng tránh bệnh cho trẻ ra sao chưa?
1. Các biểu hiện trẻ nổi mề đay
Nổi mề đay là hiện tượng trên da trẻ xuất hiện các vết ngứa, mẩn đỏ đi kèm với đó là cảm giác châm chích, nóng rát, khó chịu. Thông thường, vị trí trẻ bị nổi mề đay thường tập trung ở vùng mặt, lưng, mông, chân hay toàn bộ cơ thể.
Những nốt sưng tấy, ngứa ngáy sẽ làm cho trẻ cảm thấy rất khó chịu, quấy khóc và bỏ ăn. Từ đó, khiến trẻ bị sụt cân,trẻ bị suy din...h dưỡng, cơ thể suy nhược. Hơn nữa, việc trẻ cào gãi nhiều do ngứa còn khiến cho làn da bị tổn thương và tăng nguy cơ nhiễm trùng da.
Những triệu chứng trẻ bị nổi mề đay ở dạng nhẹ thì sau khoảng và giờ hoặc vài tuần có thể tự biến mất nếu được bố mẹ chăm sóc cẩn thận. Tuy nhiên, ở một số trường hợp trẻ do có cơ địa nhạy cảm, cùng với thể trạng yếu thì hiện tượng này sẽ kéo dài và liên tục tái phát, gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của trẻ.
Ngoài ra, hiện tượng trẻ bị nổi mề đay còn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khách như: khó thở, hệ miễn dịch kém ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của trẻ. Trường hợp trẻ bị nổi mề đay kèm với sốt còn có thể đối mặt với tình trạng sốc phản vệ đe dọa trực tiếp tới tính mạng của con. Do đó, bố mẹ tuyệt đối không nên chủ quan khi trẻ bị nổi mề đay.
2. Trẻ bị nổi mề đay nguyên nhân do đâu?
Theo các chuyên gia da liễu, trẻ bị nổi mề đay do nhiều nguyên nhân gây ra. Đó là:
- Trẻ bị dị ứng sữa đồ ăn: Những món ăn như: cua, tôm, sữa, lúa mì, đậu phộng,… làm cho cơ địa của trẻ dễ kích ứng dẫn đến hiện tượng nổi mề đay trên da.
- Do nọc độc côn trùng: Do côn trùng cắn khiến cho làn da trẻ bị sưng tấy, đau rát và ngứa ngáy.
- Do tác dụng phụ của thuốc: Hoạt chất trong một số loại thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau hoàn toàn có thể gây kích ứng da trẻ.
- Trẻ bị dị ứng thời tiết: Sự thay đổi thất thường của thời tiết, tăng giảm nhiệt độ đột ngột,… chính là nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ bị nổi mề đay.
- Do di truyền: Nguyên nhân trẻ bị nổi mề đay cũng có thể do di truyền từ bố hoặc mẹ.
- Ngoài ra, còn một số nguyên nhân khác dẫn tới tình trạng nổi mề đay ở trẻ như: mặc quần áo quá chật, tiếp xúc với khói bụi, phấn hoa, hợp chất hóa học,…
3. Cách phòng ngừa hiện tượng nổi mề đay ở trẻ
Để phòng ngừa hiện tượng nổi mề đay ở trẻ, bố mẹ cần chú ý chăm sóc trẻ về chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt khoa học.
- Chế độ dinh dưỡng của trẻ cần đảm bảo đủ đầy đủ chất. Đồng thời, bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết, cần thêm khoáng chất và vitamin để tăng đề kháng ... cho bé. Từ đó giúp trẻ phòng ngừa chứng mề đay hiệu quả.
Mẹ có thể sử dụng sản phẩm Herokid Gold dạng siro giúp tăng đề kháng, giảm mề đay cho trẻ. Ưu điểm của sản phẩm này là thành phần hoàn toàn từ những thảo mộc tự nhiên, lành tính.
- Lựa chọn cho bé những bộ quần áo khô thoáng và đặc biệt phải rộng rãi, thấm hút mồ hôi.
- Tránh cho con tiếp xúc với các loại phấn hoa, bụi bẩn, lông của chó mèo và các loại hóa chất
- Thường xuyên vệ sinh những nơi bé vui chơi, lưu ý không cho trẻ chơi ngoài nắng, gió quá lâu.
- Cho con uống nhiều nước và bổ sung các nhóm thực phẩm có tính mát, dễ tiêu hóa.
- Khi tắm cho bé, bố mẹ nên chọn các loại dầu gội, sữa tắm được chiết xuất từ các loại thảo mộc.
Hy vọng qua bài viết này, bố mẹ đã có thêm những thông tin hữu ích về hiện tượng trẻ bị nổi mề đay và cách phòng ngừa hiệu quả. Chúc bé yêu luôn khỏe mạnh và phát triển!