Thối kẽ móng chân trị như thế nào
Móng chân có mùi hôi thối là một trong số những tình trạng khiến cho chúng ta cảm giác thiếu tự tin, khó chịu, bực dọc khi đến những nơi công cộng, đông người. Trong bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách trị thối ...ng chân hiệu quả để bạn có thể tham khảo.
NGUYÊN NHÂN VÀ TRIỆU CHỨNG GÂY THỐI KẼ MÓNG CHÂN Nguyên nhân thối kẽ móng chân là gì?Kẽ móng chân có mùi hôi có thể khiến cho các vết thương hở dưới chân trở nên khó lành, dễ nhiễm khuẩn dẫn, từ đó đến tình trạng vi khuẩn sinh sôi, tạo mùi hôi khó chịu ở móng chân. Một số nguyên nhân được các chuyên gia da liễu tổng hợp phổ biến như sau:
Gia tăng tiết mồ hôi: Thực tế thì mồ hôi chúng ta không có mùi nhưng do môi trường xung quanh vi khuẩn gây nên trên da sẽ tạo mùi hôi khó chịu. Đặc biệt bàn chân là nơi tiết nhiều mồ hôi nên dễ dễ dẫn việc có mùi hôi.
Bệnh lý do vi nấm: Vi nấm cũng được coi là nguyên nhân cao nhất dẫn đến tình trạng thối kẽ móng chân. Vi nấm phát triển nhanh ở điều kiện môi trường ẩm ướt và có độ pH trung tính như ở trên da.
Một số bệnh mãn tính: Ngoài những nguyên nhân trên thì việc thối kẽ móng chân có thể đến các bệnh lý như: đái tháo đường, hoại tử mô, bệnh mạch máu… Khi có những bệnh trên, sẽ làm cho vết thương bàn chân cực kỳ lâu khỏi và dễ gây viêm nhiễm tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.
Dấu hiệu nhận biết biết thối kẽ móng chân+ Da bị đỏ ửng và có vảy trắng nhiều ở vùng bàn chân, móng chân
+ Có hiện tượng dịch mủ tiết ra từ kẽ ngón chân
+ Bàn chân ngứa hoặc đau rát và phần móng chân có mùi hôi thối
+ Vùng da bàn chân hoặc xung quanh móng chân cũng bị nhiễm trùng.
+ Da kẽ chân bị nứt gây rỉ nước hoặc gây chảy máu, đau.
HƯỚNG DẪN CÁCH TRỊ THỐI KẼ MÓNG CHÂN HIỆU QUẢTheo các chuyên gia da liễu thì để điều trị tình trạng thối kẽ móng chân đạt hiệu quả và nhanh chóng bạn cần phải thăm khám, xác định rõ nguyên nhân dẫn đến tình trạng này.
Tùy vào từng tình trạng mà phương pháp điều trị cũng khác nhau, từ đơn giản đến chuyên sâu, cụ thể:
Phương pháp điều trị thối kẽ móng chân từ thói quen sinh sống– Bạn có thể thay đổi thói quen sống, dinh dưỡng ăn đủ chất, sinh hoạt hợp lý, giữ gìn bàn chân sạch sẽ hằng ngày.
– Nếu bị toát mồ hôi chân thì bạn có thể kết hợp thêm sử dụng gel khử khuẩn vệ sinh rửa chân.
– Giữ đôi bàn chân, từng góc móng bàn chân đều phải sạch sẽ khô thoáng trước khi đi ngủ.
– Cắt móng chân gọn gàng, sạch sẽ không tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn cư ngụ.
– Mang giày dép và vớ phù hợp với bàn chân, tránh mang vớ ướt hoặc bó sát sẽ góp phần làm tăng tiết mồ hôi, tạo điều trị cho vi khuẩn dễ phát triển.
Phương pháp điều trị thối kẽ móng chân theo dân gianSử dụng những loại thực phẩm có công dụng khử mùi hiệu quả như bạc hà hoặc lá trà khô, đun sôi với nước ấm và bỏ vào đó ít muối dùng thực hiện ngâm chân mỗi tối trước khi ngủ. Sau khi tình trạng mùi hôi đã dịu đi hãy giảm tần suất thực hiện xuống là 1-2 lần mỗi tuần.
Lưu ý: Một số ít cơ địa sẽ bị kích ứng nên ngừng sử dụng ngay nếu có triệu chứng đau nhức và sưng đỏ hay rỉ mủ khoé móng.
Phương pháp điều trị thối kẽ móng chân bằng y học– Dùng kháng sinh bôi tại vị trí thối kẽ hoặc dung dịch khử khuẩn để ngâm chân. Phương pháp dành cho tình trạng nhiễm khuẩn làm bong vảy da dạng lỗ chân lông và kèm theo nhiễm nấm.
– Đối với những mùi hôi của tình trạng vết thương hở hoặc người bệnh có các bệnh lý nền như đái tháo đường, bệnh lý mạch máu... cần điều trị chuyên biệt và kết hợp theo hướng dẫn từ y bác sĩ chuyên khoa.
– Điện di da bàn chân hoặc xung quanh vùng móng chân là phương pháp dùng điện để truyền ion cơ chất có hoạt tính vào vùng da nhiễm bệnh.
PHÒNG TRÁNH TÌNH TRẠNG THỐI KẼ MÓNG CHÂN NHƯ THẾ NÀO?Việc điều trị cần kết hợp với phòng tránh thì mới mang lại hiệu quả cao, bệnh nhân có thể tham khảo một số phương pháp phòng tránh tình trạng thối kẽ móng chân như sau:
+ Thường xuyên cắt móng chân nhằm giữ cho móng được mềm mại và khoẻ khoắn. Không nên cắt móng quá sâu sẽ gây đau đớn, lở loét hoặc nhiễm trùng đầu móng.
+ Chọn giày êm chân, mềm mại, thoải mái, tránh mang giày cao gót thường xuyên sẽ gây tổn thương móng chân hoặc gót chân.
+ Thường xuyên tẩy da chết gót chân hoặc làm khô chân kỹ càng sau khi tắm nhằm tránh làm nước độ ẩm dính vào giữa kẽ ngón chân.
+ Dùng nước muối ngâm chân thường xuyên nhằm tiêu diệt vi khuẩn và da chết.
+ Luôn giữ cho giày dép sạch sẽ, thường xuyên mua giày dép mới để giúp mồ hôi và vi khuẩn không tồn tại lâu ngày trong giày dép.
+ Giữ tất chân được khô thoáng, sạch sẽ, thường xuyên tháo hoặc thay tất khi có nhiều mồ hôi chân nhằm tránh khiến chân bị ẩm dễ gây nấm chân.
+ Nếu chẳng may phát hiện kẽ móng chân có mùi hôi, bạn cần tìm kiếm cách điều trị ngay lập tức nhằm sớm có hướng khắc phục kịp thời, tránh bệnh nặng gây tốn thời gian và chi phí.
Xem thêm: https://eva.vn...62.html
Tại TPHCM, bạn có thể tham khảo cơ sở chuyên da liễu – Phòng Khám Đa ...oàn Cầu. Phòng khám hỗ trợ trị các bệnh về nấm da, viêm da, bệnh hoa liễu,… với đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giỏi, lành nghề, tận tâm với người bệnh, đưa ra phác đồ chuyên sâu chữa khỏi, ít tái phát.
Phòng khám làm việc các ngày trong tuần, kể cả T7 – CN và Lễ Tết để bệnh nhân có thể sắp xếp công việc đi khám tốt hơn. Chi phí khám hợp lý, không tăng giá khám ngoài giờ, bệnh nhân có thể hài lòng về mức giá.