Đau bụng kinh khác với đau bụng có thai
Phân biệt đau ...thế nào sẽ giúp chị em hiểu rõ hơn khi mang thai và khi có kinh. Bởi vẫn có rất nhiều chị em khi thấy đau bụng do mang thai nhưng cứ nghĩ chỉ là đau bụng do hành kinh. Điều này có thể gây ra nhiều phán đoán sai lầm dẫn đến nhiều hậu quả đáng tiếc về sau.
TÌNH TRẠNG ĐAU BỤNG KINH VÀ ĐAU BỤNG CÓ THAI 1. Đối với cơn đau bụng kinhĐau bụng kinh chính là cơn đau bụng co thắt hoặc đau một cách âm ỉ liên tục ở vùng bụng dưới. Bởi tử cung lúc này co bóp nhằm tống máu kinh ra bên ngoài và cơn đau này thường lan ra sau lưng gây mỏi lưng và đau xuống ở cả bắp đùi.
Cơn đau bụng kinh nó cũng sẽ xuất hiện ở ngày đầu tiên chu kỳ kinh nguyệt và kéo dài trong khoảng 2 đến 3 ngày. Mức độ đau bụng càng giảm dần cho những ngày cuối chu kỳ kinh.
2. Đối với cơn đau bụng có thaiĐau bụng khi có thai chính là cơn đau bụng nó sẽ lệch hẳn về một bên và ở bụng dưới chị em thấy hơi tức nhẹ. Chị em có thể bị đau bụng lâm râm, đau khi hắt hơi, đau khi cười lớn hoặc cũng có thể đau khi đứng quá lâu… Và cơn đau bụng khi có thai sẽ kết thúc nhanh, nó không hề kéo dài nhiều ngày.
Và đau bụng khi có thai thường chỉ xuất hiện ở tháng đầu tiên lúc mà bào thai di chuyển về tử cung để làm tổ. Các bà bầu nghén sớm thì ở tháng đầu có thể cũng sẽ bị đau bụng.
PHÂN BIỆT CỤ THỂ HƠN ĐAU BỤNG KINH VÀ ĐAU BỤNG CÓ THAIVì nhiều chị em vẫn còn nhầm lẫn giữa đau bụng kinh và đau bụng khi có thai. Do vậy chị em có thể quan sát thông qua một số dấu hiệu đi kèm để rõ hơn.
1. Quan sát về việc xuất hiện máuĐối với chị em phụ nữ có thai sẽ xuất hiện máu báo thai và chị em thấy dính một chút máu ở quần nhỏ. Máu thường có màu nâu đậm hoặc là màu hồng và máu báo thai chỉ kéo dài từ 1 đến 2 ngày mà thôi. Lượng máu cũng không nhiều và không tiết dịch theo, không vón cục và cũng chẳng có mùi.
Đối với máu báo thai nó sẽ xuất hiện sau khi thụ thai thành công trong thời gian từ 7 đến 14 ngày. Nhiều chị em khi mang thai lần đầu rất dễ bị nhầm lẫn đó là hiện tượng tắc kinh.
Còn đối với chị em có kinh sẽ thấy máu kinh trước hoặc sau cơn đau bụng trong thời gian vài giờ. Máu chảy khá nhiều có màu đỏ đậm hoặc màu đỏ thẫm lẫn kèm dịch nhày và có thể còn bị vón cục. Máu kinh sẽ ra khoảng 3 ngày đầu tiên rồi sau đó giảm dần ở các ngày tiếp.
2. Quan sát về ngựcĐối với chị em mang thai thì ngực là thay đổi sớm nhất. Chị em có cảm giác ngực nhạy cảm hơn, đầy đặn hơn, to hơn và còn kèm theo cảm giác bị đau ngực.
Còn đối với chị em có kinh thì gần đến chu kỳ khoảng 7 đến 10 ngày chị em thấy ngực to hơn. Khi ấn nhẹ vào ngực sẽ thấy hơi đau. Tuy nhiên khi chu kỳ kinh kết thúc chị em sẽ thấy ngực hết đau tức và nó trở về bình thường trước đó.
Xem thêm: https://eva.vn...43.html
3. Quan sát chuột rútĐể phân biệt đau bụng kinh và đau bụng có thai chị em cũng có thể dựa thêm vào dấu hiệu chuột rút. Bà bầu thường sẽ bị chuột rút thai kỳ bắt đầu vào tháng thứ 3. Mức độ chuột rút cũng ngày càng nhiều nếu bầu to hoặc khi mẹ bầu bị thiếu canxi. Tuy nhiên cũng cần lưu ý có một số mẹ bầu không hề bị chuột rút.
Còn đối với chị em không mang thai thì trước và trong kỳ kinh có thể bị chuột rút khoảng 1 đến 2 ngày và sau đó tự hết.
4. Quan sát tình trạng buồn nônĐối với phụ nữ mang thai đa phần đều có buồn nôn sau khi thấy máu báo thai vài tuần. Những cơn buồn nôn và nôn khan hay được gọi chung là ốm nghén thường xuất hiện vào tháng thứ 2 thai kỳ. Vẫn có những trường hợp xuất hiện sớm hơn hay muộn hơn tùy vào từng người.
Chính tình trạng buồn nôn kéo dài trong vài tháng gây cho bà bầu khó ăn, mệt mỏi, xanh xao… Nhưng với chị em bị đau bụng kinh sẽ không buồn nôn nên chị em có thể dễ dàng nhận biết.
Chia sẻ thêm
Chuyên gia Phòng khám Đa ...oàn Cầu chia sẻ rằng để biết chính xác bản thân có thai hay không nên chủ động tìm đến địa chỉ phòng khám uy tín để được bác sĩ thăm khám và đưa ra kết luận cụ thể. Từ đó chị em có được kế hoạch chăm sóc sức khỏe hoặc có thể áp dụng các biện pháp, thủ thuật phá bỏ thai nếu mang thai ngoài ý muốn hoặc sức khỏe không đảm bảo…