Các bước khám tiết niệu tại TPHCM
Có rất nhiều người thắc mắc khám tiết niệu là khám những gì ? Các bước khám ...i TPHCM là như thế nào ? Để trả lời cho câu hỏi này Hoàn cầu sẽ chia sẻ đến bạn những thông tin quan trọng bao gồm quy trình thăm khám và chi tiết cách khám tiết niệu qua bài viết dưới đây.
Khám tiết niệu là khám những gì ?Khám tiết niệu là quá trình thăm khám, kiểm tra, kết luận, chẩn đoán các bệnh lý liên quan đến đường tiết niệu. Các căn bệnh liên quan đến đường tiết niệu gây ra rất nhiều ảnh hưởng tới cuộc sống của người bệnh.
Các bệnh về đường tiết niệu thường xảy ra phổ biến ở nam giới. Khi thực hiện khám tiết niệu, bệnh nhân sẽ được thăm khám các bộ phận trong hệ tiết niệu. Khám tiết niệu bao gồm những gì? Các bác sĩ sẽ tiến hành khám một số cơ quan tại hệ tiết niệu như:
– Thận
– Bàng quang
– Niệu đạo
– Tiền liệt tuyến
Tùy thuộc vào các triệu chứng mà bạn đang gặp phải và tình trạng bệnh mà các bác sĩ có thể yêu cầu thêm một số thủ tục như: xét nghiệm máu, nước tiểu, sinh thiết, siêu âm.
Dưới đây là quy trình thăm khám tiết niệu, các bác sĩ sẽ thực hiện theo thứ tự từ trên xuống dưới, với quy trình như sau:
Bước 1: Thăm khám ThậnTrong quá trình khám thận sẽ bao gồm các bước:
Nhìn: kiểm tra vùng hố thắt lưng có bị sưng không, phần bụng có khối u nổi lên không
Sờ: đây là phương pháp quan trọng trong khám thận, bao gồm hai tư thế:
Tư thế nằm ngửa, hai chân duỗi thẳng
Để bệnh nhân ở tư thế nằm ngửa, hai chân duỗi thẳng. Bác sĩ sẽ kiểm tra lần lượt từng thận. Người bệnh nằm yên, thở đều, thả lỏng bụng. Bác sĩ sẽ sờ khi bệnh nhân thở ra, khi đó các cơ mềm nên sẽ dễ nhận biết.
Bác sĩ sẽ dùng một hoặc hay bàn tay ấn sâu ra phía sau để kiểm tra các khối u sâu còn nhỏ. Ấn nhẹ lên phía trên nếu khối u ở vị trí nông và to.
Một tay luồn xuống phía dưới vị trí hố thắt lưng, một ta đặt lên trên bụng bệnh nhân ở vị trí đối diện, hai tay dần ép sát vào nhau.
Trong khi sờ, bác sĩ sẽ kiểm tra phản ứng bụng và cảm giác đau của bệnh nhân
Tìm dấu hiệu chạm thắt lưng: Một bàn tay để phía sau vùng hố thắt lưng, tay còn lại sờ và ấn nhẹ lên khối u. Nếu thận to sẽ thấy cảm giác chắc ở bàn tay.
Tìm dấu hiệu bập bềnh thận: Một tay đặt phía sau hố thắt lưng. Một tay đặt trên bụng vùng mạn sườn. Giữ yên tay trên, tay dưới ấn mạnh và hất lên. Tiếp tục làm ngược lại, tay dưới để yên, tay trên dùng ngón tay đẩy xuống. Các thao tác này cần thực hiện khi bệnh nhân bắt đầu thở ra và thực hiện nhanh và mạnh nếu không sẽ không có kết quả. Nếu có thận to, tay trên sẽ có cảm giác chạm vào một cục đá.
Tư thế nằm nghiêng
Đặt người bệnh nằm nghiêng, một chân duỗi thẳng. Nếu muốn khám thận phải thì nằm nghiêng bên trái, nếu muốn khám thận trái thì nằm nghiêng bên phải. Bác sĩ sẽ ngồi phía sau lưng, tay trái đặt ở hố thắt lưng, tay phải đặt ở bụng. Đặt ngón trỏ cách xương sườn thứ 10 khoảng 2 đốt ngón tay và tiến hành sờ thận khi người bệnh hít sâu.
Kê gối vào mạn sườn phía trên, giúp bệnh nhân nằm nghiêng hơi cong sẽ giúp việc thăm khám dễ dàng hơn, nhất là trong các trường hợp có khối u to hoặc thận đổi chỗ.
Bước 2: Thăm khám Niệu quảnBác sĩ sẽ đứng ở bên phải người bệnh và kiểm tra các điểm đau niệu quản bằng cách sờ ở điểm niệu quản trên, niệu quản giữa và niệu quản dưới. Nếu người bệnh có cảm giác đau thì có thể do niệu quản đang bị tắc nghẽn do bệnh sỏi niệu quản hoặc cục máu đông. Vị trí các điểm đau niệu quản được xác định như sau:
Điểm niệu quản trên – chỗ nối bể thận với niệu quản: Bờ ngoài cơ thẳng bụng trên đường ngang rốn.
Điểm niệu quản giữa – Chỗ niệu quản vắt qua động mạch chậu: Có vị trí ở 1/3 ngoài và 1/3 giữa đường nối liền hai gai chậu trước trên.
Điểm niệu quản dưới: Điểm này nằm trong tiểu khung nên phải thăm khám âm đạo hoặc hậu môn trực tràng thì mới khám được.
Bước 3: Thăm khám Bàng quangỞ điều kiện sức khỏe ổn định, bàng quang không thể sờ và nhìn thấy. Tuy nhiên, khi đường ra của nước tiểu bị tắc nghẽn, sẽ gây ứ đọng nước tiểu trong bàng quang và khiến bàng quang bị căng phồng, tạo thành cầu bang quang ở vùng hạ vị trên xương mu.
Cầu bàng quang bị gây ra do các nguyên nhân: Sỏi bàng quang, niệu đạo; U xơ, ung thư tiền liệt tuyến,… hoặc do biến chứng ở hệ thần kinh (đột gụy, xơ cứng bì,…) hay đơn giản là do tác dụng của số loại thuốc điều trị.
Các bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến thăm khám bàng quang theo các cách sau:
Nhìn: Các bác sĩ sẽ nhận thấy một khối u tròn bằng quả cam nổi lên ở vùng hạ vị trên xương mu của người bệnh. Có trường hợp khối u này có thể to lên tới rốn.
Sờ: Người bệnh có cảm giác căng tức, khó chịu ở vùng hạ vị. Khi sờ vào vị trí cầu bàng quang sẽ nhận thấy một khối u tròn, căng, nhẵn và không thể di chuyển.
Gõ: Khi bác sĩ gõ vào cầu bàng quang sẽ có âm sắc trầm – gõ đục. Đồng thời tiến hành xác định và ghi lại chiều cao của cầu bàng quang trên xương mu.
Thông tiểu: Khi nhiểu nước tiểu được thông, cầu bàng quang sẽ xẹp xuống ngay. Đây là cách chẩn đoán phân biệt với các khối u khác. Trong quá trình thông tiểu, ống kim loại sẽ phát ra tiếng lạch cạch nếu có sỏi trong bàng quang.
Thăm khám âm đạo – trực tràng: Khi thăm khám âm đạo – trực tràng, các bác sĩ sẽ nhận thấy khối u có hình dạng tròn, nhẵn và căng; không giống với các khối u khác ở tiểu khung. Trong quá trình thăm khám, các bác sĩ cũng có thể sờ thấy sỏi nhỏ ở “niệu đạo thành” hoặc sỏi to ở bàng quang.
Bước 4: Thăm khám Niệu đạo* Khám niệu đạo nam:
Đeo găng tay và tiến hành nâng phần quy đầu của người bệnh lên. Dùng ngón tay cái và ngón trỏ ép nhẹ vào đầu dương vật, nặn từ trong ra ngoài. Thao tác này giúp lỗ niệu đạo được mở rộng hơn, từ đó có thể nhìn thấy dịch tiết bên trong nếu có.
Ở người bình thường sẽ không xuất hiện dịch tiết trong lỗ niệu đạo.
Còn nếu xuất hiện dịch tiết màu vàng, có thể đó là do bệnh viêm niệu đạo do lậu cầu.
Nếu dịch tiết màu trắng hoặc trọng có thể là do viêm niệu đạo không phải do lậu cầu mà là những nguyên nhân khác.
Khám niệu đạo nữ:
Đeo găng tay rồi vạch hai môi sẽ thấy lỗ niệu đạo ở phía trên và âm hộ ở phía dưới. Xác định xem có xuất hiện dịch tiết ở lỗ niệu đạo không, nếu có đó có thể là do viêm âm đạo, cần cấy dịch để xác định nguyên nhân.
Bước 5: Thăm khám Tiền liệt tuyếnThông qua việc thăm khám hậu môn – trực tràng, các bác sĩ sẽ kiểm tra được tình trạng “sức khỏe” của tiền liệt tuyến.
Người bệnh được yêu cầu nằm nghiêng sang trái, phần mông đặt sát cạnh bàn khám bệnh, khớp háng và khớp gối gấp lại. Bác sĩ đeo găng tay, và tiến hành thăm khám hậu môn – trực tràng để xác định được tiền liệt tuyến.
Tuyến tiền liệt nam quanh cổ bàng quang, ôm lấy niệu đạo. Bình thường, sẽ không sờ thấy được tiền liệt tuyến hoặc nếu có cũng chỉ thấy một “khối u” nhỏ, hơi lồi lên, có hai bên thùy và một rãnh ở giữa. Trong quá trình thăm khám, nếu nhận thấy tuyến tiền liệt to lên, rất có thể người bệnh đang mắc phải một số bệnh sau:
Viêm tiền liệt tuyến: Trong khi sờ sẽ nhận thấy tuyến tiền liệt to và mềm hơn, người bệnh sẽ rất đau. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh viêm tuyến tiền liệt có thể sẽ lan vào bàng quang. Việc cấy và soi vi khuẩn sẽ xác định được mức độ của bệnh. Mẫu mủ nuôi cấy, được bác sĩ lấy khi thăm khám trực tràng.
Ung thư tiền liệt tuyến: Khi sờ sẽ phát hiện tuyến tiền liệt tuyến to và rất cứng. Thậm chí, trong một vài trường hợp bác sĩ có thể sờ thấy nhân ung thư lồi hẳn lên và rất cứng. Một hoặc cả hai bên thùy bị to lên.
Bước 6: Thăm khám toàn thânNgoài công tác thăm khám từng cơ quan của hệ tiết niệu. Trong quy trình thăm khám tiết niệu, dựa theo tình trạng sức khỏe ở từng đối tượng, các bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định thực hiện thăm khám thêm một số hạng mục khác như:
Xác định tình trạng phù;
Kiểm tra hệ tim mạch, huyết áp,…;
Làm các xét nghiệm: Máu, nước tiểu,…
Khám tiết niệu ở đâu an toàn và chuyên nghiệp tại TPHCMHiện nay, Phòng Khám Đa ...oàn Cầu – số 80-82 đường Châu Văn Liêm, P11, Quận 5 được xem là một trong những địa chỉ khám và điều trị các bệnh đường tiết niệu uy tín tại TPHCM.
Bởi vì phòng khám sở hữu nhiều thế mạnh và ưu điểm nổi bật như:
Chính xác: Bác sĩ thực hiện thăm khám tiết niệu là những người giỏi chuyên môn và giàu y đức, đồng thời ứng dụng nhiều thiết bị y tế hiện đại quá trình thăm khám – chẩn đoán bệnh, từ đó giúp đảm bảo an toàn và mang lại kết quả chính xác.
An toàn, vệ sinh: Môi trường phòng khám, phòng bệnh, phòng xét nghiệm, phòng tiểu phẫu… được vệ sinh sạch sẽ và vô khuẩn theo đúng tiêu chuẩn.
Nhanh chóng: Trả kết quả kiểm tra – khám tiết niệu nhanh chóng, người bệnh không mất quá nhiều thời gian chờ đợi.
Hiệu quả: Điều trị bệnh lý liên quan đến đường tiết niệu bằng các phương pháp tiên tiến, mang lại hiệu quả cao giúp bảo vệ sức khỏe bệnh nhân.
Bảo mật: Thông tin cá nhân, kết quả thăm khám và hồ sơ bệnh án của bệnh nhân được bảo mật một cách chặt chẽ, không để thông tin rò rỉ ra bên ngoài.
Chi phí hợp lý: Mức phí khám và điều trị bệnh tiết niệu hợp lý, được công khai minh bạch và thông báo cụ thể với bệnh nhân trước khi tiến hành khám chữa bệnh.
Xem thêm: https://eva.vn...43.html
Bài viết trên đã phần nào giải đáp thắc mắc Các bước khám tiết niệu chuẩn tại TPHCM. Nếu người bệnh có bất kỳ thắc mắc gì khác liên quan đến bệnh đường tiết niệu có thê liên hệ đến số hotline (028) 3923 9999 để được giải đáp tận tình, nhanh chóng.