Á Châu chia sẻ quy trình thi công chống thấm nhà vệ sinh
Chống thấm nhà vệ sinh là một trong những công việc hết sức quan trọng, không thể bỏ qua trong quá trình xây nhà. Vì nhà vệ sinh là nơi thường xuyên có nước, nếu không chống thấm nhà về sinh sẽ dẫn đến trần và tường nhà bị thấm, dột, gây nấm mốc và rất khó xử lý. Bài viết dưới đây Vật Liệu Tốt Á... Á Châu sẽ nêu chi tiết quy trình thi công chống thấm nhà vệ sinh hiệu quả. Mời mọi người cùng theo dõi
Tầm quan trọng của chống thấm nhà vệ sinhChống thấm nhà vệ sinh là một trong những công việc quan trọng nhất khi xây nhà, nó quyết định đến chất lượng và độ bền vững của công trình. Rất nhiều những ngôi nhà thường phải sửa chữa lại là do bị thấm nhà vệ sinh, dẫn tới bị thấm trần, thấm tường, ẩm mốc nhà, sàn gỗ, thạch cao….Chưa nói tới yếu tố chi phí thì việc sửa chữa chống thấm lại nhà vệ sinh gây ra rất nhiều phiền toái, vì khi sửa chữa chống thấm phải tháo dỡ các thiết bị vệ sinh, bồn tắm, đục nền, đảo lộn đến sinh hoạt của gia đình. Vì vậy công tác chống thấm nhà vệ sinh cần chú trọng ngay từ khi nhà mới xây, nên chọn phương pháp tốt để độ bền chống thấm được lâu dài.
Nguyên nhân cơ bản dẫn tới thấm nhà vệ sinh- Sàn nhà vệ sinh với đặc điểm thường xuyên có nước, khi nước thẩm thấu qua các mạch gạch lát nền tích tụ lại đọng dưới sàn bê tông nhà vệ sinh.
- Lâu dần dễ bị nứt bê tông sàn, do kết cấu bị lún, đan thép thưa không đúng tiêu chuẩn, chất lượng bê tông kém.
- Có 4 vị trí gây thấm nhà vệ sinh cần chú ý đó là: Hộp kỹ thuật, các cổ ống đi xuyên sàn, chân tường chỗ tiếp giáp giữa sàn và tường, sàn bê tông nhà vệ sinh.
Chuẩn bị mặt bằng thi công
Nhận mặt bằng thi công đảm bảo các điều kiện kỹ thuật thi công và an toàn lao động
Bê tông yếu phải được đục bỏ, và trám trét các lỗ rỗng bằng vữa xi măng –cát trộn với dung dịch latex- nước (2 Cát : 1 Xi măng). Gia cố góc chân tường và xung quanh hộp kỹ thuật bằng Vữa xi măng – cát- dung dịch latex
– Bề mặt trám trét sau 2 ngày được làm sạch bằng máy thổi bụi hoặ chổi quét và làm ẩm bảo hòa bề mặt
Pha trộn vật tư
• Đổ thành phần A (lỏng) vào thùng chứa sạch 20 lít và trộn đều với máy khoan tốc độ chậm hoặc bằng tay. Sau đó đổ thành phần B (bột) từ từ vào thành phần A và trộn đến khi tạo thành một hỗn hợp đồng nhất không bị vón cục (trộn đều khoảng 4 phút)
• Tỷ lệ pha trộn Mapelastic : A : B = 24 :8 (01 bao 24kg bột / 1 can 8 lít phụ gia).
Thi công chống thấm
+Lớp thứ nhất: thi công sản phẩm chống thấm Mapelastic thứ nhất lên bề mặt cần thi công đã được chuẩn bị. Bề mặt cần chống thấm phải được làm ẩm trước khi thi công, tuy nhiên không được đọng nước.
Sản phẩm chống thấm được công bằng bay hoặc hoặc chổi quét và phải được thi công trong vòng 60 phút sau khi trộn. Dùng bay phẳng cán hoặc gạt bằng bàn gạt nhựa gạt chống thấm đã trộn sẵn thứ nhất này lên bề mặt sàn và lên chân tường 20-25cm. Sau đó dùng lưới gia cường (lưới mắt nhỏ màu trắng) gián lên lớp Mapelastic đang còn ướt, lấy bay ép chặt lưới xuống. Định mức 1.2-1.5 kg/m2
+ Lớp thứ hai: Thi công lớp thứ hai khi lớp thứ nhất đã khô bề mặt (khoảng 3 – 4 giờ tùy thuộc vào điều kiện nhiệt độ môi trường), chiều dày thi công lớp này là 1mm và phủ kín toàn bộ lưới thủy tinh. Các khu vực tiếp giáp chân tường và xung quanh hộp kỹ thuật phải được quét kỹ và quét lại lần 3 nếu thấy cần thiết. Định mức: 1.5 kg/m2. Sau 1-2 ngày kể từ khi hoàn thiện lớp chống thấm Mapelastic tiến hành phủ lớp vữa bảo vệ xi măn – cát. Rồi tiến hành ngâm nước nghiệm thu