Tại sao trẻ không biết đói
Tình trạng trẻ không biết...iết đói đang là một vấn đề khiến nhiều bậc phụ huynh trở nên bận lòng. Nếu như việc này tiếp tục kéo dài sẽ gây ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ. Vậy bài viết sau sẽ chia sẻ những kinh nghiệm mà ba mẹ không nên bỏ lỡ!
1. Tại sao trẻ không biết đói?
Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ không biết đói
Đối với trẻ nhỏ thì khẩu phần của mỗi trẻ là khác nhau. Do vậy, ba mẹ không nên ép trẻ ăn quá nhiều như những bạn cùng lứa. Tình trạng này cũng có thể đến từ việc ba mẹ chế biến món ăn đơn sơ khiến các con mất hứng ăn. Ngoài ra, việc trẻ bị đầy hơi chướng bụng cũng tạo cho các con cảm giác không thấy đói, từ đó các con sẽ không chịu ăn.
Dạ dày của trẻ còn nhỏ, do vậy rất dễ bị đầy bụng và không thể ăn được nhiều thức ăn. Do vậy, theo khuyến cáo của các con chuyên gia dinh dưỡng thì hàng ngày ba mẹ chỉ nên cho trẻ ăn 3 bữa chính và 2 bữa phụ để các con có thể dễ dàng hấp thụ thức ăn. Tuy nhiên, các con rất dễ bị ảnh hưởng bởi những hoạt động khác và điều này này sẽ khiến trẻ không thể tập trung được vào việc ăn uống. Ngoài ra, việc để trẻ ngồi ăn ngoan một chỗ là điều vô cùng khó khăn, đặc biệt là khi các con bị cho ăn một mình chứ không được ngồi chung bàn ăn vào giờ gia đình.
Trường hợp trẻ không cảm thấy đói cũng có thể đến từ việc các con có thói quen hay ăn vặt. Những loại đồ ăn vặt này sẽ khiến cho các con trở nên đầy bụng hơn. Từ đó khi thấy trẻ ăn ít mà không đói thì nhiều ba mẹ lại trở nên bất lực trong việc quản lý bữa ăn của trẻ. Việc bổ sung đầy đủ những nhóm dưỡng cần thiết sẽ rất quan trọng để giúp cho trẻ phát triển toàn diện. Vậy nếu như các con cứ tiếp tục có thói quen vặt sẽ khiến cho cơ thể bị mất cân bằng dinh dưỡng, từ đó gây ra tình trạng chậm phát triển.
2. Gợi ý mẹo giúp các con ăn ngon
Mẹo giúp các con ăn ngon
Để có thể giúp trẻ ăn ngon thì dưới đây sẽ liệt kê một số mẹo mà ba mẹ có thể tham khảo:
- Hãy để các con tự thưởng thức món ăn, cũng như khám phá những loại mùi vị khác nhau. Nếu bé không thích 1 món nào đó thì chuyện đó hoàn toàn bình thường. Do vậy ba mẹ cần kiên nhẫn khi chế biến món ăn cho trẻ. Hãy để các con thích được 1 món nào đó, cần phải giới thiệu cho trẻ rất nhiều lần. Từ đó sẽ giúp trẻ nhận biết được nhiều hơn về món ăn và tạo hứng thú cho trẻ khi ăn uống.
>> Tham khảo thêm: thực đơn cho b... 2 tuổi lười ăn
- Nếu như ba mẹ phát hiện trẻ không biết đói thì hãy xem xét khẩu phần ăn của trẻ có quá nhiều không. Việc ba mẹ điều chỉnh khẩu phần phù hợp để có thể bổ sung đầy đủ những dưỡng chất cần thiết cho trẻ.
- Ba mẹ cũng nên hạn chế cho trẻ vừa ăn vừa sử dụng điện thoại vì việc này sẽ tạo những thói quen xấu cho trẻ. Việc trẻ trở nên lơ là trong lúc ăn sẽ khiến cho các con bị mất đi cảm giác ăn và khiến cho bữa ăn trở nên nhàm chán. Do vậy ba mẹ nên xây dựng thói quen ngồi bàn ăn của con để giúp cho trẻ có thể tập trung ăn sau đó mới cho chơi.
- Đối với trẻ nhỏ, các con rất thích được khám phá những thứ mới mẻ. Do vậy, điều này cũng có thể áp dụng được vào những món ăn của trẻ. Ba mẹ có thể kích thích sự thèm ăn của trẻ bằng việc trang trí món ăn thành những hình thù ngộ nghĩnh, đáng yêu.
- Tình trạng trẻ không đói ở trẻ cũng có thể đến từ việc cơ thể bị dư thừa năng lượng. Ba mẹ nên cho trẻ luyện tập những môn thể thao như đá bóng, bơi lội… để có thể tiêu hao được số năng lượng đó. Từ đó sẽ tạo cho trẻ cảm giác đói ăn và giúp cho các con có thể ăn được nhiều món hơn.
Mẹ có thể tham khảo bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ sức khỏe
Đối với những trẻ ít ăn thì ngoài việc bổ sung từ những món ăn hàng ngày thì ba mẹ nên kết hợp dùng thêm những thực phẩm chức năng giúp hỗ trợ tăng cường sức khỏe cho trẻ. Ngoài ra ba mẹ cũng nên ưu tiên những loại thực phẩm hữu cơ như canxi tảo biển vì chúng rất lành tính và dễ hấp thu. Ba mẹ cũng nên tìm hiểu kĩ và lựa chọn những sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng để có thể hỗ trợ tăng cường sức khỏe cho trẻ một cách an toàn và hiệu quả.