Trẻ bị ốm hay nôn trớ phải làm sao

450.000
ID tin: 3824101Gửi lúc: 11:28, 15/03Toàn quốc
Đã xem: 8 Bình luận: 0
Lưu tin
chinhvu1989

Sức đề kháng còn non nớt làm cho trẻ nhỏ dễ mắc các bệnh ốm vặt. Bên cạnh các triệu chứng như ho, chảy nước mũi, và sốt, trẻ cũng có thể bị nôn nhiều, khiến các phụ huynh lo lắng. Trẻ bị ốm hay ...nôn trớ phải làm sao? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!

1. Nguyên nhân trẻ hay nôn trớ khi bị ốm

Ảnh số 1

Nôn là hiện tượng thức ăn được đẩy mạnh ra ngoài khỏi dạ dày thông qua sự co bóp đột ngột của cơ bụng.

Dưới đây là các nguyên nhân sau đây khiến trẻ bị ốm hay nôn trớ:

  • Trẻ ho nhiều: khi trẻ ho, cơ vùng bụng và ngực của trẻ co bóp, tăng áp lực trong ổ bụng và ép vào dạ dày, dẫn đến khả năng nôn cao hơn.
  • Trẻ vô tình nuốt nước mũi, đờm: Trẻ nhỏ, đặc biệt là dưới 2 tuổi, thường không biết cách xì mũi hoặc khạc đờm, nên thường nuốt hết dịch từ mũi vào họng. Dẫn đến dạ dày luôn căng và đầy, dễ gây ra hiện tượng nôn khi trẻ bị ho đờm, sổ mũi.
  • Trẻ khóc nhiều: Trẻ quấy khóc cũng là một nguyên nhân dễ gây nôn.
  • Ép trẻ ăn nhiều: Tâm lý ép con ăn nhiều để con mau khỏi ốm của cha mẹ cũng có thể gây ra tình trạng tâm lí căng thẳng và hay bị nôn khi trẻ đang ăn.

2. Trẻ bị ốm hay nôn trớ phải làm sao?

Việc trẻ bị nôn nhiều gây nỗi lo lắng cho các bậc phụ huynh. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất khi đối mặt với tình trạng trẻ bị ốm hay nôn trớ là cha mẹ cần giữ thái độ bình tĩnh để quan sát các dấu hiệu của trẻ.

  • Trẻ có dấu hiệu nôn trớ nặng nề

Đối với trường hợp trẻ có những biểu hiện sau, việc cần phải đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay lập tức:

Nôn thường xuyên, dữ dội và liên tục.
Nôn ra chất lỏng như dịch mật, máu...
Không thể tiếp nhận thức ăn hoặc sữa mẹ.
Nôn nhiều đi kèm với sốt cao hơn 38,5 độ C.
Nôn kèm theo biểu hiện của mất nước: Môi khô, mắt sưng, khát nước, da khô.
Nôn nhiều kèm theo bất kỳ dấu hiệu nghiêm trọng khác như co giật, mất ý thức, khó thức dậy, hô hấp nhanh,...

Những dấu hiệu này làm cho tình trạng của trẻ trở nên nghiêm trọng hơn, và cha mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được điều trị ngay nếu phát hiện trẻ có những biểu hiện này.

  • Trẻ bị nôn trớ nhẹ và cách xử lí

Ảnh số 2

Cho trẻ ăn các thức ăn dễ tiêu giúp giảm thiểu tình trạng nôn trớ của trẻ.

Nếu trẻ bị nôn nhẹ khi ốm mà không có bất kỳ biểu hiện nào như đã nêu ở trên, các phụ huynh nên thực hiện các biện pháp sau:

Bổ sung nước và điện giải: Nôn nhiều có thể làm trẻ mất một lượng lớn thức ăn và dịch dạ dày, gây ra tình trạng thiếu nước và điện giải. Cha mẹ có thể cho trẻ uống nước hoặc dung dịch Oresol theo chỉ dẫn của bác sĩ. Nên cho trẻ uống từng ít một để tránh gây ra việc nôn nhiều hơn.
Nghỉ ngơi: Đảm bảo rằng trẻ được nghỉ ngơi đủ và hạn chế các hoạt động thể lực. Việc thư giãn tinh thần có thể giảm thiểu kích thích và giúp giảm tình trạng nôn.
Ăn nhẹ và phân chia bữa ăn: Cung cấp thức ăn dễ tiêu như cháo thịt băm, chuối, bánh mì mềm,... Tránh cho trẻ ăn thức ăn có nhiều chất béo hoặc gia vị vì chúng có thể làm trẻ nôn nhiều hơn. Chia nhỏ bữa ăn để trẻ không cảm thấy quá no.
Hạn chế ăn sau khi nôn: Không cho trẻ ăn trong khoảng thời gian 30 - 60 phút sau khi nôn để tránh tình trạng nôn tái phát.
Giảm triệu chứng bệnh: Chăm sóc trẻ tốt để giúp trẻ hồi phục nhanh chóng khỏi bệnh, từ đó giảm tình trạng nôn.
Tạo môi trường sống sạch sẽ và ấm áp cho trẻ:
Rửa mũi cho trẻ bằng dung dịch nước muối sinh lý 0,9% thường xuyên.
Hạ sốt bằng cách chườm ấm toàn thân cho trẻ khi cần thiết và chỉ sử dụng thuốc hạ sốt khi được hướng dẫn của bác sĩ.
Rửa tay cho cả gia đình để ngăn chặn sự lây lan của virus.
Hạn chế việc sử dụng kháng sinh trừ khi có chỉ định của bác sĩ.

>> Xem thêm: Mách mẹ một số món ăn cho trẻ... sổ mũi

Ngoài việc chăm sóc cho trẻ khi bị ốm và nôn nhiều, đối với trẻ từ 1 tuổi trở lên, mẹ có thể xem xét sử dụng các sản phẩm hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch và nâng cao sức khỏe cho bé.

Ảnh số 3

Siro hỗ trợ tăng cường đề kháng, nâng cao sức khỏe cho bé nhập khẩu chính hãng từ Hàn Quốc.

Việc này có thể giúp bé tiếp thu tốt hơn và tăng cường hệ miễn dịch. Khi chọn lựa sản phẩm, mẹ cần chú ý đến nguồn gốc và thương hiệu uy tín. Các thành phần trong sản phẩm cũng rất quan trọng, mẹ nên kiểm tra kỹ trước khi sử dụng cho bé.

Mẹ cũng nên ưu tiên các sản phẩm có chứa thành phần lành tính từ các thảo dược tự nhiên như hồng sâm, khúng khiếng, thảo quả, kết hợp với việc bổ sung các vitamin và khoáng chất như canxi, vitamin C, vitamin D,... giúp tăng cường hệ miễn dịch và nâng cao sức khỏe cho bé một cách nhanh chóng và hiệu quả.

>> Xem thêm: Trẻ bị ho ăn bồ câ...c không?

Việc trẻ bị ốm và nôn nhiều gây ra lo lắng cho các bậc phụ huynh. Cha mẹ cần giữ thái độ bình tĩnh để cung cấp sự chăm sóc tốt nhất cho trẻ. Nếu có bất kỳ vấn đề nghiêm trọng nào xuất hiện, việc đến gặp bác sĩ là cần thiết.

Các sản phẩm trong tin đăng
Thông tin shop bán
Bấm gọi

Thông tin shop bán