Cách chăm sóc vết loét xương cụt

1.000
ID tin: 3821816Gửi lúc: 14:31, 15/02Hồ Chí Minh
Đã xem: 45 Bình luận: 0
Lưu tin
behonghc

Loét xương cụt thường khiến bệnh nhân đau đớn, gây trở ngại lớn tới sinh hoạt hằng ngày. Việc điều trị bệnh này rất khó khăn mặc dù y học phát triển ngày càng cao. Do đó, nếu chẳng may bị loét xương cụt, người bệnh cần phải được điều trị chuyên khoa và chăm sóc hợp lý. Sau đây Phòng khám Đa khoa Hoàn Cầu chia sẻ cách chăm sóc ...ơng cụt đúng chuẩn, mời bạn đọc cùng theo dõi.

Nguyên nhân bị loét xương cụt

Loét xương cụt thường xảy ra ở những bệnh nhân bị nằm một chỗ, không vận động được. Do áp lực và tỳ đè lên vùng da xương cụt trong một thời gian dài khiến chúng bị tổn thương. Nếu để kéo dài, vết loét sẽ bị viêm nhiễm và thậm chí là hoại tử.

Thông thường, vết loét xương cụt rất hay gặp ở bệnh nhân sau thực thuật hiện những ca phẫu thuật lớn, đặc biệt là phẫu thuật xương đùi hoặc nằm một chỗ do tai nạn, tai biến,… Loét xương cùng cụt xuất hiện do những nguyên nhân cụ thể sau:

Ngồi hoặc nằm ngửa trong thời gian dài

Trọng lượng cơ thể chúng ta khi ngồi hoặc nằm ngửa tập trung chủ yếu ở vùng xương cụt. Vì vậy, nếu bệnh nhân nằm hoặc ngồi trong một thời gian dài sẽ khiến vùng này bị áp lực chèn ép, khiến máu không thể đến nuôi dưỡng các mô da, gây ra những tổn thương và lở loét tại vùng da xương cụt. Trong giai đoạn đầu, những vết loét xuất hiện ở gần xương, sau đó phá hủy trực tiếp lên bề mặt da.

Do ma sát

Ma sát cũng là nguyên nhân phổ biến gây ra vết loét xương cùng cụt ở những bệnh nhân nằm một chỗ. Bởi vì người bệnh phải nằm bất động trên giường không thể thay đổi tư thế khiến vùng xương cùng cụt bị ma sát với giường. Nhất là trong quá trình di chuyển sang vị trí khác, cơ thể người bị sẽ bị kéo lê ở trên mặt giường khiến mô da vùng cụt bị ma sát dẫn đến tổn thương, lâu ngày sẽ hình thành nên vết loét cùng cụt.

Tuổi tác cao

Ở những người bệnh cao tuổi, do sự toàn hoàn máu và vận hành chất dinh dưỡng trong cơ thể bị giảm đi. Từ đó khiến da bị khô và mất độ đàn hồi vốn có – đây chính là điều kiện giúp các vết loét tại xương cụt hình thành một cách dễ dàng hơn.

Chế độ dinh dưỡng

Với những người bệnh không được ăn uống đầy đủ, thiếu chất chính là nguy cơ gây ra loét xương cụt cao. Đặc biệt là các bệnh nhân cao tuổi, người mắc bệnh nặng, ăn uống không ngon miệng,… khiến khả năng hấp thu dinh dưỡng kém.

Do cách chăm sóc, vệ sinh

Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng loét xương cụt phổ biến. Nhất là ở những bệnh nhân bị đổ mồ hôi nhiều, đại tiện hoặc tiểu tiện không tự chủ,… khiến việc vệ sinh không đảm bảo. Môi trường ẩm ướt, nhiều vi khuẩn tại vùng da xương cụt chính là điều kiện thuận lợi để các vết loét hình thành.

Dấu hiệu bị loét xương cụt

Trước khi Phòng khám Đa khoa Hoàn Cầu chia sẻ cách chăm sóc vết loét xương cụt, chuyên gia sẽ cung cấp các thông tin về dấu hiệu, giúp bệnh nhân nhận biết sớm tình trạng để có sự can thiệp kịp thời. Vết loét xương cụt hình thành theo 4 cấp độ sau:

Loét xương cụt mức độ 1

Ở giai đoạn này, vùng xương cụt sẽ có những đặc điểm như da dần chuyển sang màu đỏ tía hoặc xanh, có sự đàn hồi kém.

Vết loét ở mức độ 1 rất khó để có thể nhận biết bằng mắt thường, đặc biệt lại càng khó với người có da tối màu. Vì vậy, bạn có thể so sánh vùng này với những vùng da lân lận bằng cách: da xốp hoặc cứng hơn, da lạnh hoặc ấm hơn, hỏi thăm người bệnh có cảm giác ngứa, đau ở vùng da cùng cụt hay không.

Loét xương cụt mức độ 2

Khi bước vào giai đoạn 2, vùng da ở xương cụt sẽ dần dày lên và xuất hiện những vết loét trợt nông hoặc những hố sâu. Khi quan sát thấy đáy vết thương có màu đỏ hoặc hồng đỏ. Ngoài ra cũng có một số trường hợp xuất hiện tổn thương ở dạng bọng nước.

Loét xương cụt mức độ 3

Đây là mức độ tương đối nặng, vết loét đã bắt đầu ăn sâu vào gần đến lớp cơ và có dấu hiệu hoại tử. Loét xương cụt giai đoạn 3 tồn tại ở dạng hố sâu, lan từ đáy ra xung quanh, có thể nhìn thấy tế bào mỡ.

Loét xương cụt mức độ 4

Đây là giai đoạn nặng, vùng da ở xương cụt gần như bị phá hủy hoàn toàn, ăn sâu ra quanh vết loét. Những phần mô đã bị hoại tử và lan xuống phía dưới lớp cơ, xương, gân. Phần đáy vết thương màu vàng đục, xám hoặc nâu, cũng có thể khô đen do hoại tử hoàn toàn.

Phòng khám Đa khoa Hoàn Cầu chia sẻ cách chăm sóc vết loét xương cụt

Để chăm sóc vết loét xương cùng cụt, bạn cần phải được chuyên gia hướng dẫn chi tiết, có thể tham khảo quy trình được Phòng khám Hoàn Cầu chia sẻ sau đây:

Bước 1: Vệ sinh vết loét

Dùng gạc thấm nước muối sinh lý để lau sạch các mô hoại tử và dịch mủ tại vết loét. Với trường hợp loét ăn sâu vào xương, mủ chảy ra nhiều và có mùi hôi thối, người nhà cần đưa bệnh nhân tới cơ sở y tế để được chăm sóc chuyên khoa.

Bước 2: Làm sạch cùng dung dịch sát khuẩn

Sau khi vệ sinh sạch sẽ, bạn cần sát khuẩn vết loét xương cùng cụt đúng cách để hạn chế nguy cơ dẫn đến nhiễm trùng, tránh lan rộng, ăn sâu đến các mô khác và khử mùi hôi khó chịu. Từ đó giúp quá trình hồi phục vết thương dễ ra thuận lợi hơn.

Dựa vào tình trạng cụ thể ở vết loét mà bác sĩ sẽ chỉ định loại dung dịch sát khuẩn thích hợp cho từng bệnh nhân.

Người bệnh tránh tự ý dùng bất cứ loại sát khuẩn nào khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ. Bởi vì nhiều sản phẩm như cồn, oxy già thường có tác dụng rất mạnh, khiến bệnh nhân bị đau rát và tổn thương các mô, gây nên tác dụng ngược làm vết thương trở nên nghiêm trọng hơn.

Bước 3: Bôi kem phục hồi da

Kem phục hồi da có tác dụng cung cấp chất dưỡng ẩm, làm dịu da và kháng khuẩn, từ đó mang lại hiệu quả ngừa viêm và kích thích tế bào da mới hình thành. Kem dưỡng phục hồi da có thể dùng như lanolin, vaseline nhưng phải theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Bước 4: Băng bó vết thương

Đối với những vết loét xương cụt đã khô thì không cần phải băng bó. Thay vào đó hãy giữ vùng da xương cùng cụt thông thoáng, giúp quá trình phục hồi được tự nhiên và nhanh chóng.

Còn đối với những vết loét rộng, bạn dùng băng chuyên dụng để băng bó vùng da bị tổn thương, giảm cọ xát, va chạm và bụi bẩn, giúp quá trình phục hồi thuận lợi hơn. Nên băng bó tối thiểu 1 lần mỗi ngày và thay băng để theo dõi thường xuyên. Lưu ý không nên băng quá chặt vì sẽ khiến việc lưu thông máu bị cản trở.

Xem thêm: https://vtv.vn...153.htm

Chuyên gia Phòng khám Đa khoa Hoàn Cầu khuyên rằng: Nếu thấy xuất hiện vết loét ở xương cùng cụt bệnh nhân, người nhà cần đưa người bệnh nhanh chóng để cơ sở y tế để được điều trị. Tại đây, các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám, xác định mức độ bệnh và đưa ra phác đồ chăm sóc phù hợp, tránh tự ý dùng bất cứ loại sát khuẩn hay thuốc bôi nào tại nhà nhằm hạn chế nguy cơ gây tổn thương thêm cho vết loét.

Với những thông tin mà Phòng khám Đa ...oàn Cầu chia sẻ cách chăm sóc vết loét xương cụt, hy vọng rằng bạn đã có thêm nhiều kiến thức hữu ích để chăm sóc người thân một cách tốt nhất.

Các sản phẩm trong tin đăng
Thông tin shop bán
Bấm gọi

Thông tin shop bán