Các tuyệt chiêu chữa bé ăn ngậm hiệu quả
Trẻ ăn ngậm là nỗi ám ảnh của không ít các ông bố bà mẹ. Ngoài việc ảnh hưởng khả năng hấp thu dinh dưỡng thì ăn ngậm còn là nguyên nhân khiến bé sâu răng. Cùng tham khảo ngay tuyệt chiêu chữa bé ăn ngậm hiệu quả dưới đây.
1. Xem lại cách chế biến món ăn hằng ngày cho bé
Xem lại cách chế biến món ăn hằng ngày cho bé
Nếu thấy trẻ biếng ăn hay ngậm, các mẹ nên xem lại cách chế biến thức ăn có phù hợp với độ tuổi và hàm răng của con mình không. Nhiều mẹ có con biếng ăn thường có thói quen xay nhuyễn thức ăn trong khi con đã đến giai đoạn chuyển tiếp chế độ ăn. Thức ăn xay nhuyễn làm bé lười nhai, men tiêu hóa không được kích thích làm trẻ chán ăn, hay ngậm.
Các chuyên gia khuyến nghị cha mẹ cần cho bé tập ăn thức ăn phù hợp từng thời điểm phát triển của trẻ để con dần thích nghi với các món ăn. Trẻ 6 tháng tuổi thì nên cho ăn bột loãng rồi sệt dần, 7 – 8 tháng cho ăn bột đặc hơn rồi tập ăn cháo nhuyễn. 10 – 12 tháng tập cho bé ăn cháo đặc, thức ăn mềm như bún phở và khi trẻ mọc đủ răng thì cho trẻ ăn cơm nát.
>> Tham khảo thêm: Thực đơn cho b... 2 tuổi lười ăn
2. Nguyên tắc ba không: Không ăn rong, không tivi không Ipad
Trẻ biếng ăn hay ngậm do bố mẹ, ông bà tạo thói quen xấu cho bé. Đến giờ ăn là phải đi ăn rong hay phải bật tivi, Ipad cho bé xem. Như thế, trẻ bị thu hút vào những thứ xung quanh mà quên đi việc nhai nuốt, không cảm nhận được hương vị và ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa thức ăn.
Để chữa bé ăn ngậm giúp bé tập trung vào việc ăn uống thì phụ huynh không nên cho trẻ ăn rong hay cho xem ti vi để dụ bé ăn. Khi nào bé ăn xong mới cho con làm việc khác. Bữa ăn của con cũng chỉ nên từ 25 – 35 phút, không nên kéo dài quá sẽ làm món ăn nguội và mất sự thơm ngon, chất dinh dưỡng. Cho bé ăn lâu, con chán ăn hơn và thích ngậm thức ăn nhiều hơn.
3. Cho bé tự chủ động ăn, ăn cùng cả nhà chữa bé ăn ngậm
Cho bé tự chủ động ăn, ăn cùng cả nhà
Nếu cho bé tự xúc ăn thì bé sẽ thấy mình được chủ động trong việc ăn uống chứ không bị ép ăn như khi mẹ đút. Ban đầu, có thể bé làm thức ăn vương vãi ra bàn nhưng ba mẹ hãy đừng quát bé, bé sẽ xúc ăn thành thạo hơn, nhai nuốt dễ dàng và cảm thấy ngon miệng hơn. Hãy cho trẻ ngồi bàn ăn cùng với gia đình, không khí bữa ăn vui vẻ, mọi người đều ăn ngon miệng cũng sẽ khiến bé hào hứng ăn uống. Đây cũng là một trong các cách giúp trẻ ...ăn ngon miệng hơn ba mẹ cần chú ý nhé.
4. Cách chữa bé ăn ngậm: Không ép trẻ ăn quá nhiều
Khi đã lưng lửng dạ, bé bắt đầu lười nhai và ngậm thức ăn trong miệng. Lúc này dù mẹ có bón thì trẻ vẫn không chịu nuốt, thậm chí là phun thức ăn. Hơn nữa, khi bé đã chán mà mẹ cố gắng ép con ăn sẽ làm con thêm sợ ăn, làm chứng biếng ăn trầm trọng hơn.
Mẹ có thể chia thành bữa nhỏ để trẻ cảm thấy bữa ăn thoải mái hơn và vẫn đảm bảo nạp đủ lượng thức ăn trong ngày. Cách này tuy hơi mất thời gian nhưng mẹ nên kiên nhẫn để khắc phục triệt để tình trạng trẻ biếng ăn, giúp bé ăn uống ngon miệng trở lại.
5. Kiểm tra tình trạng sức khỏe của trẻ
Trẻ lười ăn hay ngậm có thể do bé bị đau họng, loét miệng,... làm bé khó nuốt. Lúc này, cha mẹ nên cho bé đi khám bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân chính và có hướng khắc phục hợp lý.
Hoặc có thể là do bé mắc các bệnh về đường tiêu hóa, khiến việc hấp thu chất dinh dưỡng kém và làm trẻ mệt mỏi, không muốn ăn. Lúc này, ba mẹ nên chủ động khắc phục chứng rối loạn tiêu hóa, giúp bé ăn ngon miệng trở lại. Mẹ cũng nên bổ sung các vi khuẩn có lợi bằng chế phẩm men vi sinh để hỗ trợ cải thiện chức năng tiêu hóa. Hệ tiêu hóa khỏe mạnh là cơ sở để trẻ ăn uống ngon miệng, hấp thu tốt.
6. Bổ sung cho bé sản phẩm tăng cường sức khỏe
Sử dụng cho bé sản phẩm tăng cường sức khỏe
Theo đó, mẹ nên chọn dùng sản phẩm có thực phẩm bảo vệ sức khỏe chứa: canxi, kẽm, lysine, vitamin D, C, vitamin nhóm B… cùng chiết xuất từ tự nhiên như Amomum Fruit lành tính, hỗ trợ tiêu hóa để bé ăn ngon hơn một cách tự nhiên, an toàn và bền vững. Thêm vào đó, mẹ cần tìm hiểu và chọn mua sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ để đảm bảo cho sức khỏe của bé nhé.